Cầu cúng có được chăng

21 Tháng Bảy 201414:22(Xem: 10626)
CẦU CÚNG CÓ ĐƯỢC CHĂNG
Minh Hạnh Đức

blankTinh Vân thiền thoại kể rằng:
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng:

- Nhờ thầy thay tôi tụng kinh cầu nguyện chư Phật và Bồ-tát gia hộ cho gia đình tôi được bình an, việc làm ăn của tôi thêm phát đạt, vợ tôi qua khỏi cơn trọng bệnh, con cháu tôi sớm được thăng quan phát tài.

Nghe ông nhà giàu nói những điều mong cầu mà vị Tăng thở dài ngao ngán. Vị Tăng muốn cảnh tỉnh ông, bèn làm lễ, tụng kinh và khấn lớn tiếng rằng:

- Nguyện chư Phật và chư Bồ-tát phương xa từ bi chứng giám, hiện tiền gia chủ cầu khẩn chư Phật, chư Bồ-tát gia hộ cho gia đình ông ta được bình an, làm ăn thịnh vượng, vợ ông mau chóng khỏi bệnh, con cháu thăng quan phát tài.

Ông nhà giàu nghe vị Tăng khấn nguyện lấy làm ngạc nhiên, thắc mắc:

- Bạch sư phụ, sao thầy lại cầu khẩn Phật và Bồ-tát phương xa mà không cầu khẩn các vị ở gần để các vị ấy đến đây cho mau lẹ?

VTăng đáp:

- Sở dĩ tôi không cầu Phật và Bồ-tát ở gần là vì e ngại các vị ấy không chịu giúp ông. Ông nghĩ coi, bình thường ông chẳng làm việc phước đức, chẳng gieo nhân lành, không làm việc gì có ích cho ai, ngược lại còn xan tham, sân hận, si mê tà kiến, kiêu căng ngã mạn. Tôi e rằng Phật và Bồ-tát ở gần đây đều biết ông, các vị ấy sẽ không đáp ứng lời thỉnh cầu của ông. Vì vậy mà bất đắc dĩ tôi phải cầu chư Phật và Bồ-tát ở xa giúp ông, may ra vì không biết rõ về ông mà các vị ấy giúp ông ít nhiều.

Lúc bình thường không gieo nhân lành, không kết thiện duyên, không tạo công đức phước báu gì thì dù cầu chư Phật và chư Bồ-tát ở gần hay ở xa cũng khó có sự cảm ứng. Vị Tăng trong câu chuyện trên mượn việc cầu Phật và Bồ-tát phương xa mà không cầu Phật và Bồ-tát ở gần để thức tỉnh ông nhà giàu, chứ kỳ thực chẳng phải Phật, Bồ-tát ở xa thì không hay không biết việc làm của ông nhà giàu. Đối với chư Phật và Bồ-tát thì không có chuyện ở xa hay ở gần mà không biết, quan trọng là người đời có thiện tâm hay không, có thật lòng hướng về Phật và Bồ- tát hay không, và tâm ý, việc làm của người đó có tương ưng với hạnh nguyện của các Ngài hay không. Có nghĩa là muốn cầu Phật và Bồ-tát có sự cảm ứng thì phải sống cho tốt, biết hành thiện, làm việc lợi ích cho mình và cho người khác, có lòng từ bi, hỷ xả, vị tha… Bởi vì Phật và Bồ-tát là những bậc toàn chơn, toàn giác, toàn thiện, toàn mỹ, muốn cầu các Ngài có cảm ứng thì tâm niệm và việc làm phải tương ưng với hạnh nguyện của các Ngài.

Trên thế gian không chỉ riêng ông nhà giàu nọ, còn có biết bao người trong lúc bình thường chẳng màng tội phước, không tin nhân quả, điên đảo thiện ác, không ngần ngại tạo nghiệp xấu, ác để thỏa lòng tham lam, sân hận, kiêu căng, ngã mạn, đến lúc tai họa giáng xuống đầu, gặp chuyện không may bất trắc xảy đến thì lạy lục cầu xin Phật, Bồ-tát che chở. Lúc đó dù có dâng cúng phẩm vật trọng hậu, quỳ mọp sát đất lạy lục đến mấy cũng chẳng ích lợi gì. Nhân quả tương ưng, đâu có Phật, Bồ-tát nào làm thiên lệch quy luật nhân quả được. Những người có tâm địa không tốt, xấu xa, độc ác, tham lam, ích kỷ, hẹp hòi thì làm sao có được kết quả tốt đẹp và làm sao có được sự cảm ứng nơi các Ngài.

Không nên chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ, chở che của Phật, Bồ-tát, mà cần phải hiểu rằng sự gia hộ của Phật, Bồ-tát cũng do chính mình mà được, do việc làm thiện lành của mình, do công đức phước báo mình đã tạo mà có sự cảm ứng đó. Khi đã tin hiểu nhân quả thì biết muốn có cây lành trái ngọt thì phải gieo nhân tốt và tạo các duyên thích hợp, thuận lợi cho nhân đó phát triển. Ví dụ muốn cầu sống lâu trường thọ thì phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, sống hợp vệ sinh, siêng năng vận động, rèn luyện thân thể, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sống tiết độ, không làm tổn hại sức khỏe, tính mạng chúng sinh khác, biết phóng sinh, bố thí thuốc, các phương tiện điều trị cho người ốm đau bệnh họan… Muốn được giàu sang thì cần kiệm siêng năng học tập, lao động, giúp đỡ người nghèo khó đói rách, những người có hoàn cảnh neo đơn, cơ nhỡ bằng cách bố thí tài vật, phương tiện sinh kế v.v. Tóm lại, nếu không sống tốt, không biết gieo nhân lành, sống thiếu ý thức trách nhiệm đối với bản thân và xã hội thì đâu có Phật, Bồ-tát nào lại đi “phò hộ”, “che chở”, “giúp đỡ” cho.

Ngày nay hiện tượng tín ngưỡng nhiều nhưng ít người có được chánh tín, chỉ tin vào những điều dị đoan, huyễn hoặc: nghe đồn chùa nào linh thì đến để cầu được ước thấy, xin bùa xin phép để làm ăn phát đạt, dán tiền lên tượng Phật, Bồ-tát hoặc lấy tay xoa lên tượng rồi xoa lên thân mình, chẳng biết những việc làm đó có ý nghĩa, lợi ích gì; suy nghĩ sai lầm, lệch lạc, mê tín cho rằng chư Phật, Bồ-tát, thần thánh cũng có tâm niệm như phàm phu, từ đó dẫn đến những hành động mù quáng, sai lầm: Khi đến chùa thì xì xụp vái lạy cầu xin đủ thứ chuyện, cúng một ít tiền hay phẩm vật thì muốn Phật, Bồ-tát làm cho mình lắm điều, không biết họ nghĩ Phật, Bồ-tát là những ai, mỗi ngày ngồi chờ hương quả để cho họ sai khiến sao? Nếu những gì họ cầu xin mà được như ý thì thế gian chẳng có công đạo, luật nhân quả không còn. Những việc làm đó chẳng khác nào hủy báng chư Phật, Bồ-tát, hủy báng Chánh pháp.

Nếu bỏ tiền ra thật nhiều để cúng chùa, làm phước, bố thí, phóng sinh, in kinh, tạo tượng mà không cần thuận theo nhân quả, và chỉ làm có hình thức, không có thật tâm mà vẫn được phước báu, vẫn tai qua nạn khỏi, vẫn bình an, thì trên thế gian này chỉ có người giàu mới có được an vui hạnh phúc, vì người nghèo làm gì có tiền để làm phước, cúng chùa… Nếu bố thí với tâm tham, mong rằng nhờ việc bố thí mà mình giàu hơn, làm ăn thuận lợi hơn; nếu phóng sinh với tâm tham, bỏ tiền ra mua con vật rồi nhốt ở đó, chờ tụng kinh cầu nguyện cho mình được việc, mặc cho con vật thoi thóp trong chậu, trong lồng, quằn quại khổ đau đang mong chờ sự sống; nếu cúng chùa với tâm tham muốn cho nhiều người biết đến mình, nhiều người hâm mộ mình, muốn cho Phật, Bồ-tát ghi công mình, phò hộ mình; nếu làm việc phước thiện với những tâm niệm ấy thì phước báu chẳng những không có được mà còn tăng thêm tà kiến. (Văn Hóa Phật Giáo số 155)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5633)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6758)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6242)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6375)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5022)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4564)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5710)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7460)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5314)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12567)