Mua dâm có phạm giới tà dâm?

06 Tháng Năm 201503:27(Xem: 9540)

MUA DÂM CÓ PHẠM GIỚI TÀ DÂM?

HỎI: Tôi năm nay 32 tuổi, khỏe mạnh, công việc và kinh tế ổn định. Là nam cư sĩ, hiện đang tu học theo pháp môn niệm Phật, cầu vãng sanh Cực lạc nhưng do một số điều kiện khách quan nên tôi hiện sống độc thân (cũng có thể độc thân suốt đời). Vì sống độc thân, nhu cầu sinh lý không được đáp ứng đầy đủ như người có gia đình nên tôi thường bị bức xúc, ức chế, không thể tập trung làm việc cũng như tu niệm tốt được. 

Tôi có ý định tìm gái bán hoa làm bạn tình trong vài giờ nhằm cân bằng tâm sinh lý; tôi biết điều độ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, tôn trọng đối tác, cả hai đều tự nguyện và đều vui. Theo bản thân tôi, chỉ có cách đó tôi mới cân bằng tâm sinh lý, sau đó mới toàn tâm toàn ý làm việc cũng như tu niệm. Xin hỏi, tôi mua dâm như vậy thì có phạm giới tà dâm của người Phật tử không?

(HUY PHƯƠNG, hoabac999@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Huy Phương thân mến!

Người cư sĩ được khuyến nghị tiết dục chứ không bị ngăn cấm hành dục. Nên Phật tử lập gia đình, nguyện giữ giới không tà dâm cốt để giữ thủy chung với người bạn đời của mình nhằm xây dựng đời sống hôn nhân hạnh phúc.

Phạm vi của giới không tà dâm rất rộng: Ngay trong quan hệ vợ chồng cần phải dựa trên tinh thần tự nguyện, dâng hiến, có chừng mực, hợp thời, phải chỗ; ngay cả sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, buông thả phóng dật, cũng bị xem là tà dâm.  Nói chung, theo quan điểm của Phật giáo, những sự quan hệ nam nữ không được giới luật, luật pháp và luật tục thừa nhận đều được xem là tà dâm.

Bạn đã trưởng thành, khỏe mạnh nên có nhu cầu sinh lý là chuyện bình thường. Hiện bạn còn độc thân nên vấn đề chung thủy với người bạn đời chưa được đặt ra. Do đó, bạn mua dâm mà “biết điều độ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, cả hai đều tự nguyện và đều vui”, theo giới luật của hàng cư sĩ tại gia, bạn không phạm tà dâm. Kinh Ưu-bà-tắc ngũ giới tướng, Phật dạy: “Nếu Ưu-bà-tắc (nam cư sĩ) cùng dâm nữ (gái điếm) hành dâm, quỵt không trả tiền, phạm tà dâm không thể sám hối, trả đủ tiền thì không phạm (Minh Lễ dịch, Thành hội Phật giáo TP.HCM ấn hành, 1994, tr.52).

Như vậy, về mặt giới luật của người cư sĩ và luật tục (một số tập tục như lệ làng), người trưởng thành sống độc thân, có hành vi tình dục trước hôn nhân hay mua dâm, trong chừng mực nào đó, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, về mặt luật pháp, ở nước ta hiện nay, mua dâm là hành vi phi pháp. Theo Điều 22, Pháp lệnh số 10/2003/UBTVQH11 ngày 17-3-2003 về phòng, chống mại dâm: “Người mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. 

Mặc dù hoạt động mua bán dâm khá phổ biến trong đời sống xã hội nhưng đều không chính thức, nước ta không có “phố đèn đỏ” hoạt động hợp pháp và công khai như ở một số nước trên thế giới, vì thế mua dâm là phạm pháp (đa phần bị xử phạt hành chính).

Ngay đây, bạn cần lưu ý là, dù giới luật và luật tục tạm “du di” cho bạn có thể mua dâm nhưng vì luật pháp hiện hành lại không cho phép, do đó, nếu bạn mua dâm tức phạm vào tà dâm. Những Phật tử đã thọ Bồ-tát giới tại gia, vi phạm luật pháp dĩ nhiên là phạm giới. “Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di (nam, nữ cư sĩ) đã thọ tại gia Bồ-tát giới, phạm luật pháp nhà nước, ấy là phạm tội thất ý, giới thể không vững, đọa lạc, bất tịnh, bị chướng ngại” (Ưu-bà-tắc giới kinh, Giới khinh thứ 22). Mặc dù đây là giới luật của những Phật tử thọ Bồ-tát giới tại gia, nhưng nếu các Phật tử chỉ thọ năm giới mà vi phạm pháp luật (nhân cách chưa trọn) thì cũng xem là khuyết giới, phạm giới vậy.

Tóm lại, hiện nay ở nước ta, người cư sĩ độc thân mua dâm là phạm tà dâm (nhưng nếu mua dâm tại các “phố đèn đỏ” ở nước ngoài hoạt động hợp pháp thì không phạm). Trong hoàn cảnh của bạn, nên quán niệm rằng ở đời không có ai là hoàn hảo, mỗi người mỗi nghiệp nặng nhẹ khác nhau đồng thời thành tâm sám hối tội nghiệp tà dâm của mình. Sám hối liên tục cho đến khi nhẹ nghiệp.

Chúng ta đang sống trong cõi dục nên dục vọng không có gì là xấu. Quan trọng là biết điều hòa và làm chủ thân tâm, không để cho dục vọng chi phối quá mức dẫn đến mất tự chủ, dễ dàng tạo ác nghiệp. Cần xác quyết rằng, mua dâm (nếu được giới luật và pháp luật cho phép) cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Do đó, lập gia đình, xây dựng hạnh phúc hôn nhân vẫn là giải pháp tối ưu và bền vững nhất cho bạn để “toàn tâm toàn ý làm việc cũng như tu niệm” ở hiện tại và tương lai.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5643)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại: Một là đến để báo ơn, Hai là đến để đòi nợ, Ba là đến để trả nợ, Bốn là đến để báo oán.
07 Tháng Tư 2016(Xem: 6770)
Trước hết chúng ta tìm hiểu xem Kinh là gì? Kinh, nói cho đủ là khế kinh, có nghĩa là kinh điển do Đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý tức phù hợp với chân lý và khế cơ, tức phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh của mỗi người.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6250)
Hỏi: Mẹ tôi rất đam về pháp môn tịnh độ và niệm Phật vãng sanh. Mẹ bảo các con phải ráng niệm Phật thì đến lúc chết sẽ được vãng sanh. Khi tôi hỏi thì mẹ lại bảo chưa chết làm sao biết? Chẳng lẽ niệm Phật phải chờ chết mới được vãng sanh hay sao? Chẳng lẽ niệm Phật không vãng sanh được lúc còn sống hay sao? Đáp: Đức Phật thuyết pháp 49 năm gom lại cũng chỉ có 2 ý chính, về mặt Không Gian là “Lý Nhân Duyên”, về mặt Thời Gian là “Lý Nhân Quả”. Dựa vào Lý Nhân Quả thì cái Nhân niệm Phật tức sẽ có Quả Vãng Sanh. Đấy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, niệm Phật mà phải đợi chết mới cầu được vãng sanh thì cũng giống như là chế tạo máy bay mà không hề thử nghiệm trước là có bay được hay không, rồi nhảy vào để lái với hy vọng là nó sẽ bay được. Nếu trường hợp thành công bay được thì là chuyện đáng mừng, nhưng nếu không bay được, nữa đường gãy cánh thì xem như là toi mạng vô ích.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 6384)
Ta là ai? Và Ta đi tìm gì trong cuộc sống này? Những câu hỏi lớn là băn khoăn suốt một kiếp người hợp tan. Mọi sự do duyên mà sinh lại vì duyên mà diệt, còn ta sao mãi chấp mắc, sao mãi mê mờ? Giữa những mỏi mệt, bon chen, biến đổi mỗi người có tìm thấy chính mình giữa những sân si?
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5028)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 4578)
ở hà nội có thể tu ở chùa nao ạ Chùa Sùng Phúc
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5722)
Trong Kinh Luận có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không ? Nếu không có sự khác nhau thì tại sao lại dùng chữ "tân viên tịch" thay vì dùng chữ "viên tịch" như trước ?
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7465)
Đức vua hỏi: - Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng? - Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương . - Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5330)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12585)