Hỏi về giới thứ sáu bát quan trai là không trang điểm, không xoa hương và giới thứ năm không uống rượu

02 Tháng Mười 201711:58(Xem: 5802)
HỎI VỀ GIỚI THỨ SÁU BÁT QUAN TRAI
LÀ KHÔNG TRANG ĐIỂM, KHÔNG XOA HƯƠNG

VÀ GIỚI THỨ NĂM KHÔNG UỐNG RƯỢU
Nhiên Như - Quảng Tánh trả lời


trang-diem-7Giới thứ sáu Bát quan trai là không trang điểm, không xoa hương. Vậy ngày tu Bát quan trai, tôi có thể dùng sản phẩm khử mùi cơ thể cho lịch sự với đại chúng không? Trường hợp tự phát nguyện thọ Bát quan trai ở nhà, tôi có thể dùng kem chống nắng khi ra ngoài trời không? Trong đời sống hàng ngày, Phật tử thọ giới thứ năm không uống rượu. Xin hỏi uống rượu vang đỏ - một loại rượu nhẹ hiện nay được các nghiên cứu y khoa đánh giá cao trong việc cải thiện tiêu hóa, chống oxy hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch - một cách chừng mực như thực phẩm chức năng nhằm bảo vệ sức khỏe, có phạm giới không?
(THÁI PHƯƠNG, ms.thaiphuong@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Thái Phương thân mến!

Giới luật trong Phật giáophương tiện để trau dồi đạo đức, thiết lập tâm an định và phát huy tuệ giác nhằm thành tựu giải thoát. Tham dự khóa tu Bát quan trai, hành giả phải vâng giữ tám giới để bảo hộ cho thân tâm thanh tịnh, dễ dàng tiến tu. Giới thứ sáu Không trang điểm, xoa hương, ca-múa-hát và cố ý xem nghe, thuộc về nhóm giới hỗ trợ, nhằm ngăn chặn sự hướng ngoại, phóng dật, loạn động, khiến tham sân si dấy khởi.

Tổng quan về giới thứ sáu Bát quan trai, trang điểm bao gồm các phương diện làm đẹp cùng với mỹ phẩm, trang sức, trang phục đẹp đẽ, hợp mốt; xoa hương là dùng các loại nước hoa quyến rũ. Vì bản chất của con người là tham-ái-dục nên ‘trang điểm’ và ‘xoa hương’ sẽ thu hút sự chú ý, tăng sự gợi cảm và hấp dẫn, khiến mình và người đều động tâm, đãng trí, ái nhiễm; nói chung là khó tu nên Đức Phật ngăn cấm.

Về chi tiết, không trang điểm là hành giả không son phấn (mặt mộc tự nhiên), không trang sức (không đeo vàng, ngọc, kim cương quý giá; các vật bình thường như đồng hồ, nhẫn cưới, bông tai, xâu chuỗi… thì được), ăn mặc gọn gàng sạch sẽ (áo tràng lam hoặc y phục theo quy định của từng trụ xứ). Không xoa hương là không xức nước hoa, dầu thơm khiến người mê đắm. Còn các loại dầu gió (xanh, đỏ, trắng), các hương liệu thảo mộc trị bệnh, ngừa phong hàn cảm mạo đều được dùng.

Riêng đối với sản phẩm khử mùi cơ thể, tuy có hương thơm nhưng thiết nghĩ nó chỉ dừng ở mức độ giữ lịch sự, tôn trọng mà không quyến rũ mọi người. Do vậy người nào cơ thể nặng mùi, sợ ảnh hưởng đến đại chúng trong khóa tu thì có thể dùng. Trường hợp bạn tự phát nguyện thọ giới Bát quan trai ở nhà (trừ các sự duyên đặc biệt ra nên tu học cùng đại chúng), thiết nghĩ việc dùng kem chống nắng để bảo vệ da khi ra ngoài trời là điều bình thường.

ruou vang doVề giới Không uống rượu, chính xác là tất cả các loại rượu, bia, thực phẩm có cồn, chất gây say nghiện… đều không được dùng. Thực chất thì rượu bia vốn không có lỗi, lỗi ở người dùng khiến say nghiện không tự chủ được bản thân, tạo ra vô vàn ác nghiệp. Có điều, tuy cấm nhưng nếu bị bệnh mà cần uống thuốc rượu thì Phật cũng khai cho, được phép. Trường hợp này, trước khi uống phải xin phép đại chúng (nếu ở chung), xin Phật cho phép (nếu ở riêng). Đến khi hết bệnh hay xong liệu trình thì cần trình báo và chấm dứt.

Với rượu vang đỏ, tuy tốt cho sức khỏe và có nồng độ cồn thấp nhưng nếu dùng bừa bãi không kiểm soát liều lượng thì vẫn say nghiện và tệ hại như thường. Thiết nghĩ, chỉ trong trường hợp được bác sĩ khuyến nghị, cần uống với liều lượng nhỏ, thời gian nhất định thì người Phật tử có thể dùng. Trước và sau khi dùng cần trình bạch như đã nói ở trên, tâm luôn quán tưởng là đang dùng thuốc để trị bệnh. Không nên chủ quan, khinh suất khi vận dụng phương tiện này vì lẽ ‘cái này sinh thì cái kia sinh’. Nếu trong khi thọ dụng mà tâm ý khởi tưởng tham đắm thì cần tự trách và chí thành sám hối.

Hiện nay đất nước và dân tộc ta đang chịu nhiều hệ lụy bởi không ít người sa đà vào bia rượu. Người Phật tử giữ giới thứ năm Không uống rượu chính là trí tuệtừ bi; thương bản thângia đình, yêu quê hương và đất nước. Vì vậy, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt, còn lại Phật tử cần dõng mãnh nói không với rượu bia.

Chúc bạn tinh tấn!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12069)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11282)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4988)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4560)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9275)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 9971)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20639)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8314)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10634)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng:
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 14067)
Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ...