Khóa Hư Lục Giảng Giải

30 Tháng Mười 201000:00(Xem: 68863)

TRẦN THÁI TÔNG
KHÓA HƯ LỤC
Giảng Giải

THÍCH THANH TỪ
DL 1996 - PL 2540
khoahuluc-thichthanhtu

LỜI ĐẦU SÁCH

Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự Việt Nam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáo Việt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiện tham khảo học tập. Rất hân hạnh được các vị: Thiều Chửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Đăng Thục, Hòa thượng Thanh Kiểm, nhóm Khoa Học Xã Hội đã dịch bộ Khóa Hư Lục. Nương chú giải của quí vị trên, chúng tôi dễ dàng nhiều trong khi giảng giải tập sách này. Quí vị là ân nhân lớn giúp chúng tôi thực hiện được sở nguyện từ lâu.

Sách Phật giáo Việt Nam vốn dĩ nghèo nàn lại bị mất mát, cần bảo tồn và làm tăng trưởng thêm, chúng tôi cố gắng giảng giải và in ra, hầu mong thêm lớn phần nào cho pho sách Phật Giáo Việt Nam. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam mà không có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam, đây là một thiếu sót lớn. Trước kia Tổng Hội Phật Giáo Bắc Kỳ nhờ trường Viễn Đông Bác Cổ giúp đỡ đã in được Pho Sách Phật Giáo Việt Nam lấy tên là Việt Nam Phật Điển Tùng San để phát hành. Song pho sách này vẫn bằng chữ Hán, tài liệu còn hạn chế và ít người đọc được.

Theo quan niệm chúng tôi “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” là gom góp các quyển sách, văn thơ... của các bậc Tôn túc, các hàng đạt đạo người Việt Nam đã viết còn lưu lại, để thấy tinh thần người xưa tu hành đạt đạo và thâm hiểu Phật giáo như thế nào, cho chúng ta, hàng hậu học, có chút tự hào về Tổ tiên mình và học hỏi theo các ngài.

Quyển Khóa Hư Lục chúng tôi dùng giảng giải là bản in năm 1943 của Tổng Hội Phật Giáo Bắc Kỳ. Muốn người nghe và người đọc dễ lãnh hội, chúng tôi thay đổi thứ tự những đề mục trong sách chữ Hán, những phần dễ để trước, phần khó để sau, cốt hướng dẫn độc giả nhận được yếu chỉ Thiền tông. Mong thực hiện được bản hoài, chúng tôi không ngại tài đức cạn mỏng, mạnh bạo làm một việc có thể quá sức. Chắc rằng còn lắm điều sai sót, mong quí vị cao minh tha thứ và chỉ giáo cho.

Kính mong,

THÍCH THANH TỪ

Thiền viện Thường Chiếu,

ngày 23/4/96 (6/3 Bính Tý)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10542)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7865)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10630)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11081)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41661)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8481)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 11024)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6119)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5211)