Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi Tự Tại Vãng Sanh

25 Tháng Tư 201505:13(Xem: 9329)

LÃO HÒA THƯỢNG HẢI HIỀN
112 TUỔI TỰ TẠI VÃNG SANH

Hòa Thượng Tịnh Không
tán thán Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 tuổi
tự tại vãng sanh, trụ thế biểu pháp cho thế gian

hoa-thuong-tinh-khong
Hòa Thượng Tịnh Không tán thán Lão Hòa Thượng
Hải Hiền 112 tuổi tự tại vãng sanh,
trụ thế biểu pháp cho thế gian

Lão hòa thượng Hải Hiền niệm Phật, một phương hướng, một mục tiêu, một câu Phật hiệu đã niệm 92 năm, chúng ta muốn hỏi, ngài 7 ngày có thể vãng sanh hay không? Bảy tháng có thể vãng sanh hay không? Rất nhiều người niệm Phật ba năm thì vãng sanh, ngài 3 năm có thể hay không? khẳng định, tại vì sao ngài phải làm đến 92 năm? Đó là Phật giao sứ mạng cho ngài, người ta hỏi ngài, ngài thấy được A Di Đà Phật không? Thấy được, ngài nói gì với A Di Đà Phật? A Di Đà Phật lại nói những gì với ngài, ông nói tôi yêu cầu A Di Đà Phật mang tôi đến thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật không chịu, không đáp ứng, muốn tôi biểu pháp, bạn xem đây chẳng phải là lý do trường thọ hay không, không có thọ mạng dài như vậy, không thể cảm động người, tuổi thọ dài đến như vậy, đã niệm Phật đến 92 năm, mọi người tin tưởng, cả đời không bị bệnh, khỏe mạnh sống lâu, trước một ngày vãng sanh còn đang làm việc trong ruộng, ở trong vườn rau trồng rau từ sớm đến tối, trời tối rồi, có một số cư sĩ thấy người già, cả ngày quá khổ cực, nói có thể nghỉ ngơi, ông trả lời người nói, nói với người nói ông “tôi sắp làm xong rồi”, làm xong rồi thì không làm nữa, ngày thứ hai thì liền vãng sanh, ông làm xong rồi, cho nên ngay lúc đó nghe lời nói này, dường như là lời nói rất thông thường, không biết được đây là lời hai ý, trong lời có lời, nói với họ, công việc của tôi làm đến ngày hôm nay thì thôi, ngày mai sẽ không làm nữa, tuy là không biết chữ, không có đi học, cái gì ông đều cũng biết, không luận vấn đề gì, ông thảy đều biết được, cũng chính là nói sớm đã minh tâm kiến tánh…

lao-hoa-thuong-hai-hien-112-tuoi
Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 Tuổi
Tự Tại Vãng Sanh

Chùa Phật Lai Nam Dương lão Hòa Thượng Hải Hiền vì chúng ta làm tác chứng, vì chúng ta làm biểu pháp, vì chúng ta làm tác chứng, ông 20 tuổi xuất gia, xuất gia vào năm 1900, trụ thế 112 năm, dùng thời gian 92 năm vì chúng ta biểu pháp, ngài chính là một câu Phật hiệu, cả đời ngài cũng không biết chữ, không có đọc qua kinh, cũng không có nghe người giảng kinh, một câu Phật hiệu đã niệm 92 năm, ngài niệm Phật gần như không có ngơi nghỉ, ngoài thời gian đi ngủ ra, khi tỉnh giấc ngài liền niệm Phật, ngài niệm Phật là niệm thầm, Phật hiệu trong tâm không gián đoạn, thân thể lao động không gián đoạn, công việc mỗi ngày của ngài là trồng lúa, khai hoang, đất trống trong núi hoang, ngài khai khẩn nó ra biến thành ruộng tốt, trồng lương thực, trồng rau xanh, trồng trái cây, ngoài chính mình ăn ra, có dư ra cúng dường đại chúng, cũng tặng cho quần chúng ở nơi bản địa, là tấm gương tốt nhất của người học Tịnh Tông cầu sanh Tịnh Độ, ông mỗi ngày trồng lúa trong tâm Phật hiệu không gián đoạn, niệm Phật không chướng ngại làm việc, làm việc không chướng ngại niệm Phật, làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem, nói với chúng ta một sự thật, thế giới Tây Phương Cực Lạc là thật có, ông thấy được A Di Đà Phật, yêu cầu mang ông đến thế giới Cực Lạc, Phật không mang ông đi, nói với ông, ông phải nên ở thế gian này làm biểu pháp, biểu pháp chính là làm ra tấm gương tốt nhất cho mọi người xem, để mọi người xem thấy như vậy mà sanh khởi tín tâm, phát nguyện cầu sanh, đây chính là ông phổ độ chúng sanh, 92 năm độ bao nhiêu người, ông không có ghi chép lại, chúng ta tin tưởng độ rất nhiều người, sau khi vãng sanh, biết trước giờ chết tự tại vãng sanh, lưu lại một cái đĩa, lưu lại những sự tích này cho đời sau, độ sanh vô lượng.

“Vĩnh Tư Tập” cùng cái đĩa của ông, chúng ta phải nên đem nó xem thành “Kinh Vô Lượng Thọ”, ngài là làm chứng chuyển của “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh Vô Lượng Thọ” là Thế Tôn cùng Đại sư Liên Công vì chúng ta thị chuyển khuyến chuyển, chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là khuyến chuyển, lão hòa thượng Hải Hiền là làm chứng chuyển, tam chuyển pháp luân đều ở ngay trước mặt chúng ta, chúng ta có thể không tin hay sao? phải nên thành tín phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, ý niệm của chúng ta tâm vừa phát, A Di Đà Phật liền biết được, liền đạt được Phật lực gia trì, Bồ Tát biết được, lão hòa thượng Hải Hiền biết được, Bồ Tát thế giới Cực Lạc tái sanh, không phải người phàm, hiểu tường tận rồi, thật tin nguyện thiết, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật, đạt được gia trì của Phật Bồ Tát, chúng ta hy vọng ngay trong năm này, hôm nay bắt đầu chúng ta chăm chỉ nổ lực học tập, hy vọng chúng ta ở ngay trong một năm, cũng sẽ có cảm ứng không thể nghĩ bàn, phải phát nguyện làm đệ tử đệ nhất của Di Đà, mới tổng báo đại ân.

(Trích từ TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ tập 2 giảng lần thứ 4 – 2014 | tinhkhongphapngu.net)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9724)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 8990)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8101)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 9981)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17146)