Tựa

20 Tháng Mười 201000:00(Xem: 17954)


LUẬN HOA NGHIÊM NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Định Huệ
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2006

Tựa

Luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Tất cả chúng sinh chẳng được gọi là giác, vì từ xưa đến nay, niệm niệm tiếp nối nhau chưa từng lìa niệm”. Niệm là bất giác. Phật là giác. Niệm Phật là dùng giác để thu phục bất giác, vào trong biển Chánh giác. 

Hoa Nghiêm đủ tất cả Tam-muội của các đức Phật, nhưng trong đó, niệm Phật là vua của tất cả Tam-muội.

“Đại” không có pháp nào hơn pháp này
“Phương” không có pháp nào hơn pháp này.
“Quảng” không có pháp nào hơn pháp này.

Cư sĩ Tri Qui tu niệm Phật mười mấy năm, lại còn đi sâu vào biển nghĩa Hoa Nghiêm. Vừa rồi, ông qua Trấn Giang, có đưa cho tôi xem bộ Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam-muội do ông trứ tác. Số chữ trong các trứ tác của các ngài Thanh Lương, Táo Bá nhiều như số cát sông Hằng, được ông diễn lại trong năm sáu nghìn lời, mới biết Sớ Sao, Hiệp Luận chẳng phải nhiều, luận này chẳng phải ít. Vả lại, lúc ngài Táo Bá tạo luận, toàn phẩm Hạnh Nguyện chưa được truyền đến Trung Quốc, nên đối với vấn đề Tịnh độ ở phương khác, Ngài có ý kiến khác biệt. Khi phẩm ấy đầy đủ, được lưu hành thì phải đợi đến bộ Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam-muội này, mới phát huy được đầy đủ ý nghĩa. Chắc nhờ thần lực của đức Phật A-di-đà gia bị, nên Cư sĩ mới tùy nghi thuyết pháp, hướng dẫn mọi người. 

Thiết nghĩ: Người tu Tịnh độ, niệm Phật chuyển hóa máu nhơ phiền não thành sữa pháp trong sạch. Do niệm Phật mà đắc Tam-muội, đó là niệm quy về vô niệm, chuyển hóa sữa sống thành thục lạc. Trụ trong Tam-muội, tinh tấn niệm Phật, đó là vô niệm mà niệm, biến thục lạc thành sinh tô. Do Niệm Phật Tam-muội trải qua khắp tất cả Tam-muội, rồi sau đó đầy đủ Niệm Phật Tam-muội, biến sinh tô thành thục tô. Vì Niệm Phật Tam-muội bao gồm hết vô lượng vô biên bất khả thuyết Tam-muội, vì vô lượng vô biên bất khả thuyết Tam-muội gom vào Niệm Phật Tam-muội, tức Phật tức niệm, phi niệm phi Phật, thần thông vi diệu chẳng thể nghĩ bàn, là chuyển thục tô thành đề hồ.

Nếu chẳng chuyển sữa thành lạc được thì tuy niệm Phật mà chẳng thể đắc môn Tam-muội. Nếu chẳng biến lạc thành tô được thì chẳng thể dùng Niệm Phật Tam-muội thu gom hết tất cả bất khả thuyết môn Tam-muội. Nếu chẳng chuyển tô lạc thành đề hồ được thì chẳng thể dùng một môn niệm Phật vượt thẳng lên hàng Thập địa, Đẳng giác, đắc trí Đại viên cảnh, tọa chứng vô thượng Bồ-đề.

Niệm Phật không có sai biệt, nhưng Tam-muội có cạn có sâu. Sự cạn sâu của Tam-muội là do sự sai biệt của người niệm Phật.

Văn Trị tôi, từ tuổi đôi mươi đã thích tu Thiền, song từ tuổi bốn mươi về sau mới kiêm tu niệm Phật. Những năm gần đây, tôi lấy niệm Phật làm Thiền, Thiền Tịnh song tu cho đến lúc tuổi già. Tôi đâu dám đem sự hiểu biết của mình ra chất vấn Cư sĩ, mà chỉ ước mong được Ngài chỉ giáo.

Tháng 03, mùa Xuân năm Giáp Thìn (1784)
Vô Dư học nhân Vương Văn Trị soạn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5048)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6087)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6572)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6407)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 14114)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7092)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15483)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8976)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10217)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.