Lời Kết

28 Tháng Mười 201000:00(Xem: 18662)

Nhân Vật Phật GiáoThế Giới 

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2003

Lời kết: 

Ngày nay nhiều người đang tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao chúng ta sinh ra, tại sao chúng ta sống và chết. Dù ở Đông Phương hay Tây Phương, đời sống của chúng ta trở nên loạn động hơn, vì vậy chúng ta dễ bị căng thẳng và thất vọng. Đức Phật dạy chúng ta dùng sự thành thực, thanh tịnh, bình đẳng, tỉnh thức và từ bi để giải quyết những vấn đề tâm linh của mình vốn do nhiều phiền não gây ra. Ngài dạy rằng cốt yếu không có gì khác biệt giữa Phật và phàm phu và tất cả chúng sinh đều có Phật tính, tất cả đều bình đẳng, nếu tinh tấn tu tập chúng ta sẽ đạt được giác ngộ và giải thoát.

 Phật giáo có nhiều pháp môn thâm diệu và khó thấu triệt, do đó khó thực hành. Ở Tây Phương hiện nay, pháp môn Thiền và Phật Giáo Tây Tạng đã được chấp nhận rộng rãi, nhưng khó đạt thành tựu viên mãn, vì do thiếu những vị Thầy có khả năng, và có nhiều chướng ngại mà hành giả có thể gặp phải.

 Trong khi, Pháp môn Tịnh Độ thì vừa dễ vừa an toàn để thực hành. Người ta có thể thực hành pháp môn này ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Hành giả tu theo Tịnh Độ chỉ cần có niềm tin vững chắc, có ý nguyện thành thực và siêng năng tu tập. Chúng ta có thể niệm thầm hay niệm lớn tiếng bốn chữ “A Di Đà Phật” (Amituofo/ Amitabha) hay sáu chữ “ Nam Mô A Di Đà Phật” trong khi đi, đứng, nằm, hay ngồi. 

 Trong thời đại luôn biến chuyển này, nếu chúng ta giữ lòng thành thực, từ bi, ý nguyện kiên cố giải thoát luân hồi sinh tử, nhẫn nhục thực hành nhiều năm, và tinh tấn nhìn thấu chân lý cũng như buông bỏ mọi ái dục thì chắn chắn chúng ta sẽ thành tựu. 

Mặc dù hiện nay, tuổi đời đã gần tám mươi, nhưng Pháp Sư Tịnh Không vẫn không cảm thấy mệt mõi trên bước đường hoằng truyền Chánh Pháp, Ngài vẫn tiếp tục công việc của mình, du hóa khắp nơi trên thế giới, từ Châu Á sang Âu rồi châu Mỹ để thuyết giảng Kinh Điển Đại Thừa và truyền bá Pháp Môn Tịnh Độ. Những hoa trái tu tập của Ngài đã và đang nở rộ, cho thấy ngài đã có một phần nào chứng ngộ trong pháp môn này, và chính điều này đã gây cảm hứng và thu hút hàng vạn Phật tử theo tu pháp môn này. 

Thật vậy, một đời chính mình niệm Phật và khuyên người niệm Phật, Hòa Thượng Tịnh Không đã mang lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người trên thế gian này. cuộc đời tu tập và hành đạo của Hòa Thượng là một tấm gương sáng ngời cho hàng hậu học noi theo. Cuộc đời của Ngài cũng là một chứng tích cực kỳ sống động cho tiến trình trở về cội nguồn tâm linh, tự tại, an lạc, giải thoát và giác ngộ. Bất cứ hành giả nào có dịp tiếp xúc trực tiếp với Ngài sẽ thể nghiệm được những gì của Ngài đạt được, qua phong thái, giọng nói và diện mạo của Ngài, hành giả có thể nhận ra được chánh báo và y báo của Ngài đã thành tựu một cách viên mãn.

 Không ai khác hơn, chính Ngài đã thúc giục chúng ta hãy siêng năng, tinh tấn niệm Phật để cải đổi vận mạng, để xả bỏ tấm thân phàm phu ngũ trược này để được pháp thân Phật. Chúng ta hãy nhất tâm trì niệm hồng danh“A Di Đà Phật”, một cách không hoài nghi, không pha trộn với những pháp môn khác và những tạp niệm, không gián đoạn, liên tục, quán niệm và trì niệm Phật A Di Đà, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được an lạc và hạnh phúc thật sự ngay trong kiếp sống này và sẽ vãng sanh vào thế giới Tây Phương Cực Lạc ở mai sau. 

Nam Mô A Di Đà Phật
 
Tổng hợp theo nhiều tài liệu khác nhau do Hội Giáo Dục Phật Đà, Đài Loan, cung cấp vào tháng 3 năm 2003. ( A Life of Sincerity and Respect, The Life of Venerable Master Chin Kung: Propagating the Buddha's Teachings through Education . Hwa Dzan Pure Land Learning Center) 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10533)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7861)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10627)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11072)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41653)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8475)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 11014)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6119)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5208)