1. Vì Sao Cần Phải Niệm Phật?

02 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 20885)


HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Thích Thuận Nghi dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

1. VÌ SAO CẦN PHẢI NIỆM PHẬT?

blankLúc bình thường tại sao cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Tại sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian, hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ. Nếu bình thường bạn không niệm Phật thì bạn không biết gieo hạt giống Phật vào mảnh đất tâm của mình. Khi lâm chung, thần trí rối loạn thì làm sao nghĩ đến Phật mà niệm được chứ. Tại sao vậy? Vì hiện tại không thường xuyên niệm Phật. Do đó, hằng ngày cần phải niệm Phật, lạy Phật, tu pháp môn Tịnh độ. Được như thế thì hiện tại được bình an, khi lâm chung không bị hôn mê tán loạn lại được tự tại vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.

Tại sao phải vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc? Bởi vì đức Phật A Di Đà khi chưa thành Phật tên là Tỳ kheo Pháp Tạng đã phát ra 48 lời nguyện, trong đó có một lời nguyện “Sau khi tôi thành Phật, chúng sanh trong khắp mười phương nếu niệm danh hiệu của tôi A Di Đà Phật, tôi nhất định tiếp dẫn họ về cõi nước của tôi, tương lai thành Phật… Chúng sanh trong cõi nước tôi đều hóa sanh từ hoa sen, nên thân thể thanh tịnh không bị nhiễm ô”. Với đại nguyện rộng lớn của Phật A Di Đà như thế, nên tất cả chúng sanh ai ai cũng tu “pháp môn niệm Phật”, vì đây là pháp môn hợp với mọi trình độ căn cơ và rất dễ tu.

Kinh Đại Tập (tên đầy đủ là Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập, do Ngài Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương dịch) nói: “Thời mạt pháp ức ức người tu hành, khó có người đắc đạo, chỉ nương vào pháp môn niệm Phật thì độ thoát sanh tử”. Đây là nói ức ức người tu hành mà không có một người đắc đạo, chỉ có niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc mới thoát khỏi sanh tử. Đặc biệt bây giờ là thời đại mạt pháp, niệm Phật rất tương ưng và hợp căn cơ của người thời này.

Nhưng ở các nước phương Tây, hiện tại chưa phải là thời đại mạt pháp, có thể nói đang là thời kỳ chánh pháp. Tại sao nói đang là thời kỳ chánh pháp? Bởi vì Phật pháp mới vừa đến các quốc gia ở Tây phương nên lúc này đang thịnh vượng. Hiện tại ở Mỹ có rất nhiều người thích ngồi thiền, đây là biểu hiện đang thời chánh pháp. Thời chánh pháp cũng tu pháp môn niệm Phật được, thời mạt pháp cũng tu pháp môn niệm Phật được. Vì sao?

Thời đại nào cũng tu được, nếu người nào tu pháp môn khác mà không tiến bộ thì nên tu pháp môn niệm Phật.

Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ (Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ, tự là Xung Huyền, người đời nhà Tống, Vĩnh Minh là lấy tên chùa ở núi Tuệ Nhật tại Hàng Châu, Trung Quốc, niên hiệu là Vĩnh Minh, có chỗ gọi là Vĩnh Minh Thọ) nói: “Có Thiền có Tịnh độ, giống như hổ mọc sừng, hiện đời làm thầy người, tương lai thành Phật thành Tổ”. Nếu vừa tham thiền vừa niệm Phật thì giống như hổ mọc sừng, hiện đời đủ tư cách làm thầy, tương lai thành Phật thành Tổ.

Vì vậy, người chân chánh tham thiền cũng chúng là người chân chánh niệm Phật, người chân chánh niệm Phật, cũng chính là người chân chánh tham thiền. Nói một cách nữa, người chân chánh trì giới, cũng chính là người chân chánh tham thiền, người chân chánh tham thiền cũng chính là người chân chánh trì giới. Thế thì người chân chánh giảng kinh thuyết pháp cũng chính là chân chánh tham thiền. Sách Chứng đạo ca của Ngài Vĩnh Gia.

“Tông diệc thông, pháp diệc thông, định tuệ viên minh bất trệ không. Nghĩa là: tông cũng thông, pháp cũng thông, định huệ sáng tròn chẳng trệ không”. Vừa tham thiền vừa giảng kinh, đây chính là tông thuyết đều thông. Hoặc nói một cách khác, người chân chánh trì chú, chính là người chân chánh tu Mật tông, cũng chính là người chân chánh tham thiền.

Tuy nói năm loại: Thiền, Giáo, Luật, Mật, Tịnh nhưng chung quy lại là một chứ chẳng phải hai. Nhưng nói rốt ráo, ngay một cũng chẳng có, sao lại nói năm loại chứ? Người học Phật chân chánh cần hiểu rõ ràng điều này.

Có người đem tâm phân biệt cho rằng pháp môn niệm Phật là tối cao, tham thiền không đúng, hoặc có người nói tham thiền là tối cao, niệm Phật là sai lầm. Những người như thế đều chưa hiểu Phật pháp. Nên biết, tất cả đều là Phật pháp, đều bất khả đắc, đã không có pháp để chứng đắc, vậy sao trên đầu lại đội thêm cái đầu nữa chứ? Đã vô sự sao lại tìm việc làm gì nữa chứ? Nếu bạn thật sự hiểu và lãnh hội là không pháp để chứng đắc. Nghe qua lời này có thể một vài người chưa lĩnh hội điểm này, họ sẽ thất vọng. Vì sao vậy? Vì Phật pháp phương tiện nên lập quyền pháp, chính là để nói thật pháp. Phật nói quyền trí, là đưa người đi đến thật trí. Thế nào là thật trí? Thật trí là một tên “Quy vô sở đắc” là trở về chỗ không thể đắc tức là thật tướng vô tướng, không hình không tướng, đó mới là trí huệ chân thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5056)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6099)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6580)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6412)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 14131)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7107)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15508)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8982)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10225)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.