6. Bốn Phương Pháp Niệm Phật

02 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 20376)


HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Thích Thuận Nghi dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

6. BỐN PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT

Pháp môn niệm Phật có bốn cách niệm như sau:

a) Trì danh niệm Phật: Tai nghe danh hiệu Phật, nhất tâm xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.

b) Quán tưởng niệm Phật: Quán tưởng chính là quán thấy, thấy cái gì? 

A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ tát chúng diệt vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Dịch nghĩa:

Di Đà thân Phật sắc vàng tươi
Tướng tốt quang minh vẹn đủ mười
Ánh sáng bao trùm năm núi lớn
Mắt trong như bốn bể đại dương
Hào quang hóa Phật nhiều vô số
Bồ tát hiện thân gấp mấy mươi
Bốn tám lời nguyện mong độ chúng
Hoa sen chín phẩm rước lên ngôi.

c) Quán tướng niệm Phật: Quán tướng là đối trước đức tướng của đức Phật A Di Đà, niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Đây chính là quán tướng niệm Phật. Mỗi câu Phật hiệu từ miệng niệm ra tai ta nghe rõ ràng, tâm tỉnh giác từng câu niệm, đây gọi là quán tướng niệm Phật.

d) Thật tướng niệm Phật: Tức là niệm từ nơi tự tánh, Phật tánh là chân pháp thân của bạn cũng chính là tham thiền. Bạn tham câu “niệm Phật là ai?” – bạn hỏi lại mình xem, ai là người đang niệm Phật đây?
Đến Phật thất bảy ngày viên mãn, chúng ta tìm người “niệm Phật là ai?”, nhất định sẽ tìm được, không mất đâu. Nếu bạn bị mất, thế thì thiếu chánh niệm đi lạc đường rồi, mau trở về nhà! Nếu không trở về nhà, thì không gặp được Phật A Di Đà rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10551)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7869)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10632)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11082)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41665)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8481)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 11025)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6120)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5212)