6. Bốn Phương Pháp Niệm Phật

02 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 20382)


HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Thích Thuận Nghi dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

6. BỐN PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT

Pháp môn niệm Phật có bốn cách niệm như sau:

a) Trì danh niệm Phật: Tai nghe danh hiệu Phật, nhất tâm xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.

b) Quán tưởng niệm Phật: Quán tưởng chính là quán thấy, thấy cái gì? 

A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di
Hám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ tát chúng diệt vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Dịch nghĩa:

Di Đà thân Phật sắc vàng tươi
Tướng tốt quang minh vẹn đủ mười
Ánh sáng bao trùm năm núi lớn
Mắt trong như bốn bể đại dương
Hào quang hóa Phật nhiều vô số
Bồ tát hiện thân gấp mấy mươi
Bốn tám lời nguyện mong độ chúng
Hoa sen chín phẩm rước lên ngôi.

c) Quán tướng niệm Phật: Quán tướng là đối trước đức tướng của đức Phật A Di Đà, niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Đây chính là quán tướng niệm Phật. Mỗi câu Phật hiệu từ miệng niệm ra tai ta nghe rõ ràng, tâm tỉnh giác từng câu niệm, đây gọi là quán tướng niệm Phật.

d) Thật tướng niệm Phật: Tức là niệm từ nơi tự tánh, Phật tánh là chân pháp thân của bạn cũng chính là tham thiền. Bạn tham câu “niệm Phật là ai?” – bạn hỏi lại mình xem, ai là người đang niệm Phật đây?
Đến Phật thất bảy ngày viên mãn, chúng ta tìm người “niệm Phật là ai?”, nhất định sẽ tìm được, không mất đâu. Nếu bạn bị mất, thế thì thiếu chánh niệm đi lạc đường rồi, mau trở về nhà! Nếu không trở về nhà, thì không gặp được Phật A Di Đà rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11950)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9773)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9030)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8147)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10029)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17239)