1. Lời Người Dịch

07 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 9552)


VẠN THIỆN ĐỒNG QUY TẬP

THIỀN SƯ VĨNH MINH - Thích Minh Thành dịch

LỜI NGƯỜI DỊCH

Đối cơ lập giáo, Thế Tôn tuyên thuyết tám vạn bốn ngàn pháp môn, khi đến hội Pháp Hoa liền gom ba về một. Nhất thừa chơn đạo là chủ ý tuyên bày, tuy hứa ba xe nhưng cuối cùng đều ban xe trâu trắng. Ôi ! Trí tuệ quang minh từ bi vô lượng, bình đẳng với muôn loài, nhưng mấy ai dễ chấp nhận điều này: “Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”.

Nhánh lá um tùm phát sinh từ gốc; sông suối muôn ngàn đều chảy về biển cả bao la. Pháp môn vô lượng nhưng không ngoài mục đích duy nhất - trở về Bản tâm. Thấy rõ lý này, vạn hạnh đều là tư lương hoàn thành giác ngộ. Thiền sư Vĩnh Minh soạn thuật Vạn Thiện Đồng Quy Tập cũng không ngoài ý ấy.

Toàn bộ sách tuy lấy việc tuyên dương ý chỉ Thiền làm nòng cốt, nhưng chỗ nào cũng thấy được sự dung hợp tư tưởng các tông Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ…Mỗi sắc mỗi hương đều là Trung đạo; một câu Hồng danh cũng có thể giúp người tỏ ngộ Tự Tánh Di Đà, chứng nhập Duy Tâm Tịnh Độ; lời kinh thoáng qua tai vẫn có khả năng đưa người đạt đến bờ kia. Thật là viên dung vô ngại!

Dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Vạn Đức thượng Trí hạ Tịnh, sự chỉ dẫn của Thượng Tọa trụ trì Chùa Bửu Liên, sự tận tâm tận lực giúp đỡ của Thượng Tọa trụ trì Chùa Hoằng Pháp, Thượng Tọa trụ trì Chùa Thiên Hưng, Đại Đức Minh Quang, Đại Đức Pháp Đăng, Đại Đức Tâm Huệ, Phật tử Diệu Thiện, Tâm Hoa… biết bao tấm lòng hoằng pháp lợi sanh nên việc phiên dịch sớm được hoàn thành.

Do cảm nhận sâu sắc sự lợi ích rộng lớn của quyển sách này, bằng tâm nhiệt thành chúng tôi mạo muội gắng hết sức mình, nhưng sự hiểu biết còn nông cạn mà những giáo nghĩa trong đây trình bày lại sâu rộng khôn cùng, nên sẽ không sao tránh khỏi những điều sai lầm sơ sót. Kính mong các bậc Tôn Túc và pháp hữu mười phương niệm tình chỉ giáo, thành kính tri ân vô lượng!
 

Thích Minh Thành
Kính ghi

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11996)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13348)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 13028)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....