Lời Tựa

08 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16450)


VÔ NIỆM VIÊN THÔNG YẾU QUYẾT

Thích Minh Thiền
Phật Lịch 2536 - 1992

Lời Tựa

Khi chưa có danh từ “Tự Tánh”, bổn lai không có Phật và chúng sinh. Chỉ vì có kẻ cao hứng kiến lập ra cái chúng sinh, làm cho thế thăng bằng bị nghiêng lệch nên không thể không có kẻ cao hứng mà lập nên cái Phật để lấy lại thế thăng bằng.

Danh từ “TỰ TÁNH” đã không thật, chúng sinh không thật thì danh từ Phật há lại thật sao! Thế mới biết: vạn pháp vốn thị hiện, cho nên chúng sinh và Phật cũng không thể khác hơn. Tất cả đã vốn là thị hiện, nên lý ưng tất cả đều là được, chẳng có gì đáng ân hận. Chỉ vì không biết là được nên trở thành bị, có bị phải có chất chứa, có chất chứa phải có phiền lụy. Phiền lụy đích thật là chúng sinh. Đã có chứa tất có ít có nhiều, có nhẹ có nặng. Đến đây không thể không nghĩ cách để giải tỏa. Có nghĩ cách để giải tỏa, tất phải nói đến khéo tay khéo chân nên không thể không đề cập đến phương pháp và kỹ thuật.

Đời là một đại hí trường, đã trót đến hí trường, không thể tìm trò vui cho thoải mái. Muốn vui theo chúng sinh hay vui theo Phật thì cứ mà tùy ý miễn đừng quên là mình đang vui là được rồi!

Đã trải qua một thời gian dài đăng đẳng vui theo kiểu chúng sinh, nay chán vui theo kiểu chúng sinh, đổi sang trò vui giải thoát. Đã là trò đời, ai mà không vui! Đã vui theo kiểu chúng sinh thì ai mà không tìm vui theo con đường giải thoát! Hễ là đồng thanh tương ứng, đòng khí tương cầu, nên không thể không rủ rê thâu hút. Nên đây cũng không phải là chuyện riêng của một nhóm nào mà là của chung tất cả làng vui trong thiên hạ. Vì thế cao hứng viết lên tập sách nhỏ này để hầu khách làng vui giải thoát thưởng thức rồi có muốn bình luận ra sao, cứ mặc!
 

TÁC GỈA KÍNH GHI LỜI TỰA
THÍCH MINH THIỀN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11994)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9808)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9056)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8169)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10078)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17297)