Định Nghĩa Tên Sách

08 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 17828)


VÔ NIỆM VIÊN THÔNG YẾU QUYẾT

Thích Minh Thiền
Phật Lịch 2536 - 1992

ĐỊNH NGHĨA TÊN SÁCH

Có người bắt một con qụa rừng cho vào lồng khóa lại, trong đó có để thức ăn và đem xuống mũi một chiếc thuyền biển đậu trong bờ, con quạ vẫn không bằng lòng, cảm thấy tù túng bực dọc muốn phá vỡ lồng không chịu ăn uống. Rồi người chủ thuyền quay mũi nhắm ra biển khơi trương buồm thẳn lèo mà lướt sóng. Khi ra tận ngoài khơi không còn thấy bờ nữa, ông mở cửa lồng thả con qụa ra để tự do cho nó tha hồ bay nhảy. Quạ tung cách bay lên không, lượn mấy vòng quanh thuyền, rồi lại đáp xuống chui vào lồng đứng ăn, và rỉa lông một cách thoải mái.

Một tay cờ thế lão thành, với một ngôi tư trang trệt trong một khu vườn, trước sân có thạch bàn thường trực bày một bàn cờ thế, bên cạnh có tiền, có trà, có rượu, có bánh kẹo một cách khiêu khích, kiêu kỳ. Đã bao nhiêu khách vào đây để trút túi … Bên cạnh tư trang là một ngôi nhà lầu 2 tầng có một em bé độ 15 tuổi, thường đứng trên trông xuống dòm hành theo dõi từng ván cờ.

Một hôm bỗng dưng bảo mẹ: Mẹ cho con mượn 3000 đồng. Mẹ gắt: Mượn để làm gì? Ậy cứ cho con mượn, lát nữa con sẽ đem tiền chợ về cho mẹ. Bà lại gắt: mà làm cái gì chứ? Con sang đánh cờ. Bà mẹ trố mắt: Trời Phật ơi, bộ mầy muốn tự tử hả? Ậy me cứ cho con mượn! Cứ thế giằng co, rút cuộc bà chiều con, móc tiền đưa, được tiên cậu bé như lên mây, chạy tuốt sang tư trang. Hai đàng nhập cuộc.

Ván đầu đặt 100 đồng, loay hoay chủ cho cậu ta ăn ván thứ nhất, lại ván thứ hai mỗi bên: đặt 200 dồng, chủ cũng nhường khách ăn luôn, ván thứ ba đặt 300 đồng, chủ lại nhường khách luôn ván nữa. Ăn xong chuẩn bị sắp ra bàn khác bỗng cậu bé dạ một tiếng to và nói: xin lỗi bác, mẹ con gọi, để con về chút con sang. Nói xong anh ta chạy tuốt về nhà cười ngất trả tiền cho mẹ, lại còn đưa thêm tiền chợ và nói: Mẹ thấy con nói có sai đâu! Thấy lâu quá cậu bé không sang, chủ bèn ra hiệu gọi, cậu bé lắc đầu, báo hại ông chủ cờ thế thêm một phen tức vỡ bụng.

Đấy, lẽ ra yếu quyết của vô niệm viên thông chỉ có thế. Nhưng nếu không thể đương cơ siêu xuất, thì xin tiếp tục tìm về yếu quyết thứ hai.
 

 

*
* *


Sáu chữ VÔ NIỆM VIÊN THÔNG YẾU QUYẾT nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh v.v…
 
Nhưng nếu phân tích kỹ ra mà nói thì thế nào là vô niệm? Ở nghĩa từ chữ thì Niệm là mống nghĩ, Vô là không. Nhưng Lục Tổ Huệ Năng đã từng cắt nghĩa: “” là không vọng niệm, “NIỆM” là thường niệm chơn như bổn tánh. Lại nói: “Chơn như bổn tánh là thể, niệm là dụng. Nếu chơn như tự tánh khởi niệm thì sáu căn dù có thấy nghe cũng không vì thế mà đắm nhiễm với ngoại cảnh. Được như thế là vô niệm.

Tuy nhiên, cắt nghĩa như thế chỉ dành riêng cho một số người ít nhất cũng phải có phần nào kiến thức về tâm học, không dễ gì ai ai cũng nhận được rõ ràng. Nếu muốn chứng thực điều này một cách cụ thể, xin mời độc giả thử vào trong màn, ngồi thẳng người xếp bằng tròn nhắm mắt lại, và giữ đừng mống nghĩ điều gì, rồi lắng nghe lại trong lòng độ 15 phút xem, có phải trong ấy hoàn toàn lặng hơ như mình tưởng, hay là cả một tập đoàn lao xao, hoặc cười hoặc nói hoặc bàn tán?!
 
Lắm lúc ta muốn hoàn toàn ngừng nghỉ để nằm xuống ngủ yên nhưng vẫn không tài nào thắng được. Trạng thái ấy có khi nhà Phật gọi là nghiệp nhóm chứa, có khi là vọng tưởng điên đảo, có khi gọi là vọng niệm. Vì mớ lao xao này nó điều khiển không cho ta chủ động hẳn hoàn toàn trong cuộc sống, chớ không như những bậc thoát tục xuất trần khi việc đến họ đón tiếp một cách sáng suốt, việc qua rồi không một mảy may lưu lại, tâm thể trong suốt như gương nên họ hoàn toàn chủ động cuộc sống, không như ta việc qua rồi thì lưu lại hình bóng, súc tích lũy kiếp thành một khối ồn ào chật ních trong lòng.
 
Cái ồn ào chật ních trong lòng ấy tạm đặt tên là “hữu niệm” còn trạng thái lúc nào cũng trong suốt như gương tạm đặt tên là “vô niệm”. Thế nào là VIÊN THÔNG? Viên là tròn, nghĩa trong ở đây là tròn khắp mọi mặt chứ không có nghĩa tròn dài, tròn hình ống, tròn bánh xe, tròn dẹp hay vòng tròn … Thông là thông suốt, là suốt khắp mọi mặt, mười phương tám hướng đều suốt khắp.

Thế là viên thông bao hàm nghĩa tròn một cách phủ định, co giãn theo thế làn sóng suốt khắp bao la, không kẹt vào thời gian, không gian, cũng không kẹt vào một chướng ngại nào. Hai chữ VIÊN THÔNG đặt liền sau hai chữ VÔ NIỆM là để chỉ cho tính chất suốt khắp của năng lực rung chuyển của tâm linh con người cũng như chúng sinh sau khi tâm thể được vô niệm.

Ai phát giác được viên thông ấy thì có khả năng giải quyết dứt khoát được mọi vấn đề trong toàn bộ cuộc sống của chính mình, không còn bị sức hấp dẫn của ngoại cảnh lôi cuốn nữa, mà còn có khả năng tham gia tán trợ việc hoá dục của thiên nhiên, cuộc sống của người ấy hoàn toàn yên vui, vĩnh viễn miên trường trong thế được. Đối với năng lực viên thông, họ có thể điều động được, từ đây họ là thiên nhiên, hoàn toàn thoát hẳn vòng tục lụy. Chớ không như tâm thể hữu niệm của chúng sanh chỏi ngược với trật tự thiên nhiên để phải chịu lấy bao nhiêu là ưu bi khổ não, bệnh tật đau thương.
 
Tuy nhiên không phải ai ai cũng có thể thực hiện, muốn thực hiện phải có sự hiểu biết, có phương pháp, có kỹ thuật, có chí khí, nên phải có yếu quyết mới có thể có thời gian bảo đảm, thẳng tắp và chính xác. Vì thế nên quyển sách này tạm đặt tên là VÔ NIỆM VIÊN THÔNG YẾU QUYẾT.
 
Đây cũng không phải là môi trường để cho tác giả múa bút khoe văn, cũng không phải là nơi giảng giáo lý Phật giáo hay trình bày duy thức hoặc pháp số, mà chỉ cốt sao giúp ích cho hành giả có những phương tiện cần yếu hạ thủ công phu trên con đường giải thoát được thẳng tắp, chính xác, và thời gian tính được bảo đảm trên tương đối. Cho nên tất cả chỉ là phương tiện và kỹ thuật chớ không quyết định theo một khuôn khổ nào, mong độc giả để ý cẩn thận.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 12000)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9817)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9060)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8175)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10082)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17299)