Tiểu Phẩm Iii: Hiển Đại Quả

25 Tháng Tám 201000:00(Xem: 13314)

NGHIÊN CỨU VÀ PHIÊN DỊCH ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT
MA HA CHỈ QUÁN 
PHÁP MÔN VIÊN ĐỐN
(The Great Calming and Contemplation)
THIÊN THAI TRÍ KHẢI
Neal Donner & Daniel B. Stevenson biên soạn - Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2009

Tiểu Phẩm Ba 
Hiển Đại Quả

[20a24] Trong phẩm ba chúng ta giải thích làm cách nào Chỉ và Quán được thuyết nhằm mục đích chiếu soi sự thanh tịnh và quả báo (kuo-pao) (1) [mục tiêu chân chính] của Bồ Tát. Nếu sự thực hành xa lìa trung đạo (2), [Bồ Tát] sẽ chứng nghiệm quả hoặc báo từ hai cực đoan [luân hồi và Niết Bàn]; nếu sự thực hành thuận theo trung đạo, chư vị sẽ chứng đắc được kết quả vi diệu. Dù họ không sinh ra trong lục đạo [luân hồi] (3), hoa quả báo [mà họ có được trong đời nầy](4) sẽ trổ ở cõi bảy phương tiện [trên đất Phật](5). Cõi thực báo (6) lại càng vi diệu hơn. Cõi nước Nhất Thiết Hương, với bảy tầng lớp và những chiếc cầu bắc ngang như tranh vẽ, là hình ảnh của cõi Phật nầy (7). Phần nầy sẽ được nói chi tiết trong đại phẩm VIII (8). 
Vấn: {‘Thứ Đệ Thiền Môn’ cũng giải thích về ‘tu chứng’(hsiu-cheng) (9), tương hợp như thế nào với những điều được nói đến ở đây?}.
Đáp: {Trong ‘Thứ Đệ Thiền Môn, ‘tu’ chỉ cho những giới luật hằng ngày, và ‘Chứng’ có nghĩa là chứng nghiệm [kết quả] dưới hình thức hiển lộ. Lại nữa, ‘tu’ ở điểm nầy là ‘tập nhân’ (hsi-yin), và ‘chứng’ là ‘tập quả’ (hsi-kuo) (10). Cả hai đều có thể chứng được trong đời nầy. Tuy nhiên, kết quả nói đến [trong phẩm nầy] ứng vào kiếp vị lai. Về mặt ‘chứng’ có khác trong ‘Thứ Đệ Thiền Môn’. Nhị Thừa chỉ có ‘tập quả’ trong kiếp hiện tại, mà không có quả báo trong kiếp vị lai; nhưng Đại Thừa thì có cả hai}. 

Tham Khảo

1 Hai chữ ‘kuo-pao’ dịch là ‘quả’ hoặc ‘báo’ có thể chỉ cho kết quả hổ tương hoặc nghiệp quả (tức báo) cũng như sự kết trái từ đường lối thực hành (tức quả). Trong phẩm nầy, hai chữ trên mang nghĩa thứ hai, tức quả vị Bồ Đề. Như Chan-jan (T46.214c20-21) nói: {Quả hoặc báo có nghĩa rằng quả đến dưới hình thức báo. [Thí dụ], nếu có người diệt vô minh, người ấy chứng đắc vô-sinh-pháp-nhẫn (anutpatika-dharma-ksanti)}.
2 Chan-jan (T46.214c7-8) nói: {‘Xa lìa trung đạo’ chỉ có nghĩa rằng [Bồ Tát] chưa diệt được hết vô minh và chưa chứng đắc trung đạo đế. Trụ trong pháp thân từ sơ trụ đến thập trụ tức ‘thuận’ [theo trung đạo]. Chỗ nầy có nghĩa rằng Bồ Tát chưa vào được quả vị chính của thập trụ hoặc phần-chứng-tức trên đường đi của Viên giáo}.
3 ‘Phần đoạn sinh tử’ (fen-tuan-sheng-ssu) mô tả vòng tái sinh trong sáu cõi (tức tam giới) của phàm phu. Các cõi nầy trái với các cõi siêu luân hồi, hóa sinh vào cõi tịnh (tức A na hàm hoặc A la hán) hoặc đi vào luân hồi như một Bồ Tát đã giác ngộ muốn cứu độ chúng sinh.
4 Kinh Niết Bàn (T12.717a) phân biệt giữa quả báo trong kiếp nầy (như hoa) và quả báo kiếp sắp đến (như quả). Đại Trí Độ Luận (T25.140c), mặt khác, gọi quả báo an lạc trong kiếp nầy và kiếp sau là ‘bóng cây’, quả vị Thanh Văn và Duyên Giác là ‘hoa’, và quả Phật là ‘quả’. Ở đây bản văn theo kinh Niết Bàn.
5 Cõi nước Phật và cõi ‘Bảy Phương Tiện’ là cõi thấp nhất thứ hai trong bốn cõi được Trí Khải phân biệt. (Đọc Maha Chỉ Quán, phẩm I, ghi chú 108). Bốn cõi gồm có: Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Phương Tiện Hữu Dư Độ, Thực Báo Vô Ngại Độ, và Thường Tịch Quang Độ. Tất cả bốn cõi đều gọi là Phật độ vì Phật vào tất cả những cõi nầy để thuyết pháp cho chúng sinh và hướng chúng sinh về chỗ giác ngộ.
Đối với cõi ‘Bảy Phương Tiện’, hai chữ ‘phương tiện’ chỉ cho bảy loại chúng sinh đến được cõi nầy, không qua phương pháp hoặc cách thức của thế gian. Theo Chan-jan (T46.215a 12-13) con số bảy chỉ cho Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác của Nhị Thừa, Bồ Tát Thông giáo, Biệt giáo, và Viên giáo là những vị chưa hoàn toàn chứng ngộ trung đạo. Cõi Thực Báo Vô Ngại Độ thứ ba- chỉ có Bồ Tát bắt đầu diệt được vô minh và chứng được nghĩa trung đạo (tức Thập Địa của Biệt giáo hoặc Thập Trụ Phần-Chứng-Tức của chân Viên giáo). Cõi thứ tư là mật tạng của tất cả chư Phật. Chan-jan (T46.214c3 và 214c17) nói rằng cõi Phật được các hành giả Viên Đốn Chỉ và Quán nầy chứng đắc là cõi thứ ba, Thực Báo Vô Ngại Độ.
6 Theo kinh Niết Bàn, cõi nầy có nghĩa là quả báo kiếp vị lai. Chan-jan (T46.214c21-23) và Kogi (2.82) đồng ý rằng quả báo nầy ở quốc độ thứ ba.
7 Từ câu chuyện nổi tiếng của Bồ Tát Dharmodgata và học trò là Sadapralapa (Thường Khóc) trong Pancavimsati. (Đọc Đại Trí Độ Luận, T25.734a-b). Bồ Tát Dharmodgata ở trong thành Nhất Thiết Hương (Sarvagandha). Ngài Sadapralapa khó nhọc tìm đến nơi để được nghe pháp. Cõi nước trong kinh mô tả có bảy lớp ‘đẹp như tranh vẽ’ và mặt đất bằng phẳng, sạch sẽ.
8 Như chúng tôi đã nói trong phần giới thiệu, đại phẩm VIII (Quả hoặc Báo), phẩm IX (Giáo hóa chúng sinh), và phẩm X ( Chỉ Quy) đã không được hoàn thành vì những bài giảng của Trí Khải trong Maha Chỉ Quán dừng lại sau phẩm VII (Chánh Quán). Tiểu phẩm 3 về quả hoặc báo nầy là đại ý của đại phẩm VIII.
9 Phẩm 7 (tức năm phẩm sau cùng) của Thứ Đệ Thiền Môn (T46. 508a-548c) luận về tu chứng đối với pháp thiền thuộc thứ đệ tiệm tiến chỉ và quán. Như Maha Chỉ Quán, Thứ Đệ Thiền Môn cũng có thêm ba phẩm- (8) Quả Báo, (9) Giáo Hóa, và (10) Chỉ Quy- cũng không bao giờ được hoàn thành. Trong sự liên hệ với Thứ Đệ Thiền Môn, có người muốn biết tại sao đại sư thuyết về ‘tu chứng’ (phẩm 7) hơn là về ‘quả báo’ (phẩm 8).
10 Sabhaga-hetu và Nisyanda-phala hoặc ‘tập nhân’ và ‘tập quả’ mô tả những trường hợp các niệm thiện, ác, và vô ký; nối tiếp cái trước mà phát khởi cái sau. Pháp thiền quán trong Thứ Đệ Thiền Môn trình bày cùng phương thức đưa ra quả báo đặc thù. Như vậy trong [tiền] tu có thể thấy được [hậu] chứng, như ‘tập nhân’ và ‘tập quả’.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 12895)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật. Ở phương Tây, người ta có khuynh hướng chú ý rất nhiều đến phần "công nghệ", nghĩa là phần "kỹ thuật" của thiền định. Tuy nhiên
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9160)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 10773)
Sau khi duy trì chánh niệm một thời gian, hành giả có thể ‘chứng đắc’ hai giai đoạn Hỷ và Xả. Dùng con mắt từ bi để nhìn và đối xử với chúng sinh mới là mục đích rốt ráo của việc tu hành. Giới sát là giới quan trọng nhất trong các giới cấm trong Phật giáo, kể cả sát hại vi sinh vật trong nước và côn trùng dù là con sâu cái kiến.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14737)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
09 Tháng Năm 2015(Xem: 12304)
Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu (毘尼日用切要) do Luật sư Độc Thể (读体律师, 1601-1679) hiệu là Luật sư Kiến Nguyệt (见月律师), chuyên hoằng truyền giới luật ở núi Bảo Hoa, tuyển soạn (寶華山弘戒比丘讀體彙集). Tác phẩm này là tuyển tập các bài thiền kệ về luật nghi hàng ngày cho người xuất gia.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115533)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12508)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12776)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 8054)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.