Lời Nói Đầu

26 Tháng Tám 201000:00(Xem: 13571)

PHẬT DẠY LUYỆN TÂM
NHƯ CHĂN TRÂU

Soạn Giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
DIỆU PHƯƠNG xuất bản 2010

LỜI NÓI ĐẦU 

 Đây là cuốn sách thâu thập một số tài liệu nói về việc tu tâm. Trong tâm mỗi người đều có hình bóng một con trâu, tùy theo từng người mà con trâu đó thuần tính hay hung dữ, trắng trẻo hay đen thui. Để cho con “trâu tâm” thuần đen thì nó sẽ không ngừng gây phiền não và khổ đau cho cả mình lẫn người khác. Biết cách chăn dắt, huấn luyện thì trâu sẽ dần dần được thuần hóa. Khi đó trâu dù có lỡ đen cũng sẽ trở thành trắng. Bởi thế đức Phật từng dạy chúng sinh là cần phải “luyện Tâm như chăn Trâu”.

Sách trích dẫn “Kinh Pháp Cú” ghi lại lời dạy của đức Phật nói về sự quan trọng của Tâm và Ý con người. Sau đó là hình ảnh con trâu được Ngài nhắc đến rất nhiều lần trong các bản kinh từ “Kinh Phóng Ngưu”, “Kinh Tứ Thập Nhị Chương” đến ”Kinh Pháp Hoa” và đặc biệt là “Kinh Di Giáo” nơi mục chế tâm v.v…

Hình ảnh con trâu cũng được minh họa rất linh động qua văn thơ, qua công án và cách vấn đáp của các thiền sư trong thiền môn kể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Con trâu còn xuất hiện ngay cả trong hội họa nữa. Bộ “THẬP MỤC NGƯU ĐỒ” là “mười bức tranh chăn trâu” mượn hình tượng một người mục đồng đi chăn trâu và một con trâu để nói về “thuật luyện tâm” của nhà Phật. Có hai loại tranh chăn trâu: Đại thừa và Thiền tông.

Trong phần tranh chăn trâu Đại thừa sách trích dẫn lời tiếng Anh và mười bức tranh trong cuốn “Manual of Zen Buddhism” của Daisetz Teitaro Suzuki và mười bài thơ chữ Hán của thiền sư Phổ Minh.

Trong phần tranh chăn trâu Thiền tông sách trích dẫn lời tiếng Anh trong cuốn “Zen Flesh, Zen Bones” sưu tập bởi Nyogen Senzaki và Paul Reps cùng với mười bức tranh của nghệ nhân mộc bản người Nhật là Tomikichiro Tokuriki. Mười bài thơ bằng chữ Hán của thiền sư Quách Am (cũng thường được gọi là Khuếch Am) cũng được ghi lại trong phần này.

Sau đó sách cũng trích dẫn mười bài thơ chữ Hán của thiền sư Cự Triệt rồi đến mười bài thơ chữ Hán của thiền sư Nhất Sơn Nhất Ninh. Cuối cùng là mười bức tranh chăn trâu của họa sư người Nhật Gyokusei Jikihara Sensei trưng bày tại thiền viện “Zen Mountain Monastery” ở New York (USA) cùng mười bài thơ tụng của Quách Am được chuyển dịch sang tiếng Anh bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori.

Trong sách, soạn giả sau khi đã chuyển ngữ tất cả các tài liệu tiếng Anh sang tiếng Việt, cũng đã chuyển dịch một số thành thơ “lục bát”. Riêng các bài thơ bằng chữ Hán soạn giả đã chuyển dịch thành thể thơ “tứ tuyệt” theo đúng với nguyên bản hoặc chuyển thành thể thơ “lục bát”. Thể thơ “lục bát” (sáu tám) với ngôn từ bình dị nhắm mục đích để độc giả dễ hiểu và dễ nhớ.

Các bài thơ tụng bằng chữ Hán nói trên đã từng được chuyển dịch thành thể thơ tiếng Việt bởi một số các vị tỳ kheo và cư sĩ. Soạn giả sau khi tham khảo các tài liệu này cùng với cuốn tự điển Hán Việt (online) của Thiều Chửu, đã thêm một số bản dịch thơ mới nữa của chính mình để ước vọng có thể đóng góp được một chút gì mới mẻ vào vườn hoa văn thơ Phật giáo của nước nhà vốn đã phong phú và khởi sắc.

Ước mong các độc giả, sau khi đọc xong cuốn sách, sẽ không quên lời Phật dạy mà luôn luôn nhớ chăn dắt con trâu tâm ý của mình trong cuộc đời hầu đem lại một niềm an lạc và hạnh phúc đến cho chính bản thân mình và cho cả mọi người chung quanh nữa. Con trâu trong đạo Phật, một ẩn dụ thật thi vị, rất thâm thúy và đầy sinh động. Nhìn theo khía cạnh này thời ta thấy Phật giáo quả là bình dị và thiết thực vì không dạy gì khác ngoài việc “luyện tâm như chăn trâu”. Mong mỗi vị sẽ là một mục đồng chăn trâu giỏi, sau một thời gian ngắn có thể gạt bỏ hết mọi vọng tâm, vọng tưởng để thong dong tự tại cưỡi trên mình chú trâu trắng thuần tính, đủng đỉnh dạo khắp các cánh đồng cỏ thênh thang của kiếp nhân sinh và nghêu ngao hát khúc nghê thường, hay thổi điệu sáo thiên thai trầm bổng du dương.

Nhưng xin thưa, thật ra khi mà cả mê lẫn ngộ đã tan theo tiếng sáo mục đồng, thời không còn trâu đen hay trâu trắng, trâu nhà Phật hay trâu thế gian nữa rồi…

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

DIỆU PHƯƠNG

(Xuân Canh Dần 2010)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9887)
Ngay cả khi chúng ta bỏ ra chỉ có mười phút thiền định mỗi ngày, chúng ta sẽ nhận thấy một sự khác biệt đáng chú ý trong cuộc sống của chúng ta. Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 12251)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 5906)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9899)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm… Cá nhân quý thầy kinh nghiệm, sổ tức là một pháp quán căn bản rất cần thiết cho một người bắt đầu tập ngồi thiền.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 10006)
Lối vào đạo thì nhiều, nhưng đường vào thiền thì không cửa, miễn sao nhận ra và sống về tự tánh vốn tự sáng tịnh nơi chính mình thì khế hợp thiền. Bởi nhắm thẳng tự tánh mà không câu nệ kẹt trên phương tiện, nên thiền tuy có phương pháp mà không thành phương một phương pháp cố định.
11 Tháng Tám 2015(Xem: 7981)
Thiền là pháp môn tu tập chủ yếu của Hệ phái Khất Sĩ. Tổ sư Minh Đăng Quang nhờ thiền tập mà thành tựu được đạo nghiệp. Các bậc thầy đều là những hành giả tu thiền thượng thừa, là những tấm gương mẫu mực về đạo hạnh. Nhân
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 7376)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn? Đối với nhiều người, có lẽ, đây là sự-công-nhận những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh của thiền định, sự-nhận-biết có ý nghĩa là "sự thức dậy",
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 12672)
Trước sự bế tắc của xã hội hiện nay để giải quyết nổi thống khổ của con người, nhiều người đã tìm đến con đường thiền định. Có người nhắm mắt đưa chân, có người dè dặt đi quanh để nhìn, có người cẩn thận nghiên cứu tìm thầy.