Đôi Nét Tiểu Sử Thiền Sư Brahmavamso

06 Tháng Năm 201514:39(Xem: 5703)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ 
CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN 
NGUYÊN TÁC MINDFULNESS, BLISS and BEYOND 
NGUYÊN NHẬT TRẦN NHƯ MAI dịch 
Nhà xuất bản Phương Đông 2009

ĐÔI NÉT TIỂU SỬ

THIỀN SƯ BRAHMAVAMSO

Ajahn_BrahmavamsoThiền sư Brahmavamso thường được biết với tên ngắn gọn là Ajahn Brahm, sinh năm 1951 tại London, Anh quốc. Vào tuổi 16, khi còn là một học sinh trung học, sư đã tham dự nhiều khóa Thiền, đọc nhiều sách Phật giáo và tự nhận mình là Phật tử.

Sở thích nghiên cứu Phật giáo và hành thiền ngày càng phát triển khi sư theo học ngành Vật lý Lý thuyết tại Đại Học Cambridge. Sau khi tốt nghiệp đại học, sư đi dạy học một năm, rồi quyết định từ giả cuộc đời thế tục, lên đường sang Thái lan tìm thầy học đạo.

Năm 23 tuổi, sư xuất gia và tu học 9 năm dưới sự hướng dẫn của Ngài Ajahn Chah, thuộc hệ phái Nguyên thủy, truyền thống khổ hạnh Sơn Lâm (Forest Sangha), ở miền Đông Bắc Thái lan. Ngài Ajahn Chah là một trong những Thiền sư danh tiếng được tôn kính bậc nhất ở Thái lan.

Năm 1983, sư được Hội Phật Giáo Tây Úc mời về Perth (Tây Úc) để thiết lập Tu viện Bodhinyana, một Tu viện Phật giáo Nguyên Thủy đầu tiên của Úc theo truyền thống Sơn Lâm, ở khu rừng Serpentine, phía Nam thành phố Perth. Hiện nay Thiền sư là trụ trì Tu viện Bodhinyana, một Tu viện có nhiều tăng chúng nhất ở Úc.

Do nhu cầu thiền sinh ghi tên theo học thiền tập dưới sự hướng dẫn của ngài ngày càng tăng, nên từ năm 2003, Thiền sư Brahmavamso đã cùng với Hội Phật Giáo Tây Úc vận động xây dựng Thiền Viện Jhana Grove, một trung tâm hành thiền lớn nhất Nam bán cầu, chỉ cách Tu viện Bodhinyana 1km. Thiền viện Jhana Grove vừa mới được khánh thành vào tháng Tư năm 2009.

Hiện nay, Thiền sư Brahmavamso là nhà lãnh đạo tinh thần của Thiền viện Jhana Grove cũng như của Hội Phật Giáo Tây Úc, Hội Phật Giáo Victoria, Hội Phật Giáo Nam Úc, Hội Liên Hữu Phật Giáo Singapore (Buddhist Fellowship of Singapore), và là một trong những vị cao tăng lãnh đạo của Giáo Hội Tăng Già Úc Châu ( Australian Buddhist Sangha )


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 12886)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật. Ở phương Tây, người ta có khuynh hướng chú ý rất nhiều đến phần "công nghệ", nghĩa là phần "kỹ thuật" của thiền định. Tuy nhiên
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9148)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 10761)
Sau khi duy trì chánh niệm một thời gian, hành giả có thể ‘chứng đắc’ hai giai đoạn Hỷ và Xả. Dùng con mắt từ bi để nhìn và đối xử với chúng sinh mới là mục đích rốt ráo của việc tu hành. Giới sát là giới quan trọng nhất trong các giới cấm trong Phật giáo, kể cả sát hại vi sinh vật trong nước và côn trùng dù là con sâu cái kiến.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14700)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
09 Tháng Năm 2015(Xem: 12251)
Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu (毘尼日用切要) do Luật sư Độc Thể (读体律师, 1601-1679) hiệu là Luật sư Kiến Nguyệt (见月律师), chuyên hoằng truyền giới luật ở núi Bảo Hoa, tuyển soạn (寶華山弘戒比丘讀體彙集). Tác phẩm này là tuyển tập các bài thiền kệ về luật nghi hàng ngày cho người xuất gia.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115517)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12490)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12752)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 8043)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.