Lời giới thiệu của Jack Kornfield

06 Tháng Năm 201514:46(Xem: 6136)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ 
CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN 
NGUYÊN TÁC MINDFULNESS, BLISS and BEYOND 
NGUYÊN NHẬT TRẦN NHƯ MAI dịch 
Nhà xuất bản Phương Đông 2009

LỜI GIỚI THIỆU CỦA JACK KORNFIELD

Jack_KornfieldBạn đang cầm trong tay một cuốn cẩm nang hướng dẫn hành Thiền thật hữu ích và tinh tế, do một vị sư đầy kinh nghiệm tu tập uyên thâm trình bày. Ajahn Brahm là một trong những vị sư thuộc thế hệ mới của những tăng sĩ Tây phương đã tu học, thực hành và nắm vững giáo lý quan trọng của Đức Phật, và nay Sư cống hiến kinh nghiệm ấy cho các hành giả thành tâm trên khắp thế giới hiện đại.
Trong cuốn Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ bạn sẽ tìm thấy toàn bộ những lời dạy thấu đáo để phát triển và đi sâu vào Thiền tập, đặc biệt nhắm mục đích nhập Định, hay nhập cácTầng Thiền, và khai mở tuệ giác tiếp theo sau. Ajahn Brahm cống hiến cho chúng ta những hiểu biết cẩn trọng và tinh tế để giúp chúng ta chuyển hóa được những khó khăn ban đầu và đưa tâm đến một trạng thái hỷ lạc, khinh an và vững chải sâu lắng của Định. Rồi Sư dùng nhất tâm chánh niệm để soi sáng tính vô ngã, từ đó đưa đến tri kiến giải thoát. Đây là những lời giảng dạy tuyệt vời.

Tôi hoan hỷ công nhận kinh nghiệm phong phú của Ajahn Brahm đã mang lại kết quả tốt đẹp trong việc hướng dẫn hành giả tu Thiền, Sư trình bày đường lối tu tập hướng đến nhập định và tuệ giác như là con đường chân chính đích thực mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta, và vì thế đó là con đường tốt nhất. Đây quả là một con đường ưu việt. Nhưng Đức Phật cũng đã giảng dạy nhiều phương cách khác cũng tốt như vậy để hành Thiền và Ngài cũng đã dùng nhiều phương tiện thiện xảo khác để giúp các đệ tử của Ngài đạt được giác ngộ. Những lời giảng dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đức Dalai Lama, Ajahn Buddhadasa hay Sunlun Sayadaw là một vài ví dụ trong số những bậc thầy khắp thế giới đã cống hiến tuệ giác của họ từ những góc độ khác nhau và mang cùng một vị giải thoát như vậy. Tất cả những bậc Thầy này đã tạo thành một đoá hoa Mạn-đà-la đầy hương sắc của Giáo Pháp sinh động, trong đó Ajahn Brahm đã làm hiển lộ một khía cạnh thật quan trọng.

Vì vậy, những bạn nào quan tâm đến việc thực tập để đạt tới các tầng Thiền và giáo pháp thâm sâu của Phật đạo thì hãy đọc cuốn sách này thật kỹ. Và tập thực hành. Bạn sẽ thọ nhận được rất nhiều từ những lời giảng dạy phong phú và sâu sắc này và thậm chí còn tiếp thu nhiều hơn nữa từ những kinh nghiệm đã được truyền đạt nơi đây. Và Đức Phật cũng như Ajahn Brahm đều khuyên chúng ta, hãy tự mình thử nghiệm, hãy thực hành, và từ đó học hỏi, nhưng đừng bám víu vào chúng. Hãy để chúng dẫn dắt bạn đến con đường giải thoát mọi dính mắc, một tâm giải thoát đích thực. Cầu mong những lời giảng dạy này sẽ đem lại hiểu biết, lợi ích và phước lành cho tất cả mọi người.

Với tâm từ,

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6298)
Thiền là đề tài rất quan trọng trong đạo Phật, được đề cập rộng rãi trong kinh sách Phật giáo dưới nhiều hình thức và và trình bày nhiều phương pháp tu tập khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì Thiền không gì khác là một lẽ sống thực nghiệm tự nội, tuần tự đưa đến cứu cánh giác ngộ mà bất kỳ người nào quyết tâm tu học theo giáo pháp của Phật cũng cần trải qua, nếu muốn tìm thấy an lạc và giải thoát thực sự. Càng thực nghiệm được nhiều thì an lạc càng tăng trưởng sâu lắng cùng lúc tâm thức càng tiến gần đến giác ngộ trọn vẹn. Có thể nói rằng Thiền là lối đi duy nhất tuần tự đưa con người rời khỏi phiền não khổ đau, đạt đến cứu cánh giải thoát mà không có con đường thứ hai. Trong bài kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta) được xem là nền tảng của nếp sống thiền định Phật giáo, Đức Phật xác nhận: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là Bốn Niệm xứ”1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5812)
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5833)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6180)
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, đau buồn hay khổ sở hãy thiền định, và thực tập như vậy giải quyết tất cả những vấn đề của bạn thông qua việc thực hành này.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7587)
Vạch cỏ dày rậm để truy tìm Nước rộng núi thẳm đường lại xa Tâm mệt sức kiệt chẳng thấy đâu Chỉ nghe, cây phong, tiếng ve sầu
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7300)
Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng
29 Tháng Mười 2015(Xem: 16188)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7640)
Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ được chúng tôi dịch từ nguyên tác, Zen Mind, Beginner’s Mind, gồm những bài tiểu tham do Shunryu Suzuki nói trực tiếp bằng tiếng Anh với đệ tử và được Marian Derby, một đệ tử thân cận của sư, thu âm trên băng, rồi chép lại, sau đó được Trudy Dixon, một đệ tử thân cận khác của sư, hiệu đính và sắp xếp lại thành sách.