Lời cảm tạ của tác giả

06 Tháng Năm 201514:51(Xem: 5880)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ 
CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN 
NGUYÊN TÁC MINDFULNESS, BLISS and BEYOND 
NGUYÊN NHẬT TRẦN NHƯ MAI dịch 
Nhà xuất bản Phương Đông 2009

LỜI CẢM TẠ CỦA TÁC GIẢ

Ajahn_Brahmavamso_MahatheraTrước tiên, tôi xin cảm tạ Tỳ Kheo Culaka (Tiến sĩ Jacob Meddin), người đã biến cái “cốc” bé nhỏ của một nhà sư thành một nơi tương tự như một cái xưởng lao động rẻ tiền của thế giới thứ ba, và mặc dù sức khỏe kém, người vẫn làm việc suốt nhiều giờ trong nhiều tháng để viết những phiên bản đầu tiên của các bài giảng này cho tập san nội bộ của Hội Phật Giáo Tây Úc.

Tôi xin gởi lời cảm tạ đến Jon Storey, người đã đánh máy bản thảo viết tay nhiều lần đến nỗi bây giờ chắc hẳn anh đã thuộc lòng những bài giảng này, và Tỳ-kheo Nissarano, người đã sắp xếp bảng mục lục tra cứu. Tiếp đến, tôi xin bày tỏ lòng cảm kích khá muộn màng đến vị thiền sư đầu tiên của tôi, Ngài Nai Boonman thuộc Hội Thiền Định ở Anh Quốc, người đã tiết lộ cho tôi nét mỹ lệ và tầm quan trọng của các tầng Thiền khi tôi đang còn là một sinh viên tóc dài ở Đại học Cambridge vào năm 1970. Nhưng trên hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân vô tận đến vị thầy mà tôi đã được hạnh phúc thọ giáo và sống dưới sự chỉ dạy của Ngài trong suốt chín năm ở miền Đông Bắc Thái lan, Ngài Ajahn Chah, người không những đã giải thích con đường giải thoát thật rõ ràng, mà lại còn sống trọn vẹn theo con đường ấy cho đến phút cuối cùng.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin gởi lời cảm tạ đến tất cả các bạn ở nhà Xuất Bản Wisdom Publications, bao gồm David, Rod, và biên tập viên của tôi là John LeRoy, đã làm việc hết sức cần mẫn để hoàn tất tập sách này. Cầu nguyện thiện nghiệp này sẽ mang lại sức khoẻ dồi dào cho các bạn để các bạn có thế làm việc hăng say hơn nữa với tác phẩm kế tiếp của tôi.

 

Ajahm Brahm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 2015(Xem: 17714)
Tôi đã từng nghe về một Vạn Phật Thánh Thành cách đây vài mươi năm về trước, khi từ thời ngài Tuyên Hóa còn sống trước năm 95 nhưng quả thật tôi chưa đủ duyên để diện kiến ngài và tu học dưới mái chùa ngài.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7459)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 8643)
Trong giòng sống lịch sử, mọi sự thăng trầm, thạnh suy, bỉ thái đều có quy luật tất yếu liên quan đến Đạo lý Nhân Quả. Thiền giúp chúng ta không nhận thức sai lầm về Nhân Quả, mà phải thấu suốt Nhân quả thật rõ ràng, biết giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và hành động đúng trong mọi tình huống, mọi thời đại, không bị các thế lực vô minh lôi cuốn, nhấn chìm.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14438)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6879)
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
08 Tháng Tám 2014(Xem: 7692)
Ở Tây phương có rất nhiều quan niệm sai lầm về Thiền quan hệ đến một số điểm cốt yếu mà bên Đông phương cho là dĩ nhiên, nhưng tâm thức Tây phương không hiểu và tán thưởng nổi. Trước hết, trong việc nghiên cứu Thiền, không phải chỉ học giáo lý là quan trọng, mà phải biết đôi chút về lối sống của các Thiền gia ở các nước Đông phương.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14189)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13425)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 9846)
Khi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền bí mà bằng cách nào đó, bạn đi đến một cõi giới khác hẳn trong tâm trí. Đối với một số người khác thì thiền có thể tạo ra ý tưởng về một loại kỷ luật nào đó mà chỉ có một số người áp dụng ở Á châu.