Tu thiền định bằng cách chuyên tâm vào một điểm

24 Tháng Tám 201615:52(Xem: 5537)

TU THIỀN ĐỊNH BẰNG CÁCH CHUYÊN TÂM VÀO MỘT ĐIỂM
Trương Trừng Cơ | Như Hạnh dịch



ngoithien_02Đây là lối tu thiền có vẻ giản dị, nhưng thật ra khó khăn.

Nhiều Đạo sư (Guru) khuyên hành giả trước tiên phải tinh thông các phép luyện thở đến một mức độ nào đó trước khi khởi sự pháp tu thiền “chuyên tâm vào một điểm này”. Nếu không hành giả hẳn thấy nó rất khó khăn và chán nản.

Chuyên tâm vào một điểm ngoài thân thể, nghĩa là tập trung sức chú ý vào bất cứ một đối tượng nào trước mặt ta thì an toàn hơn, nhưng không hữu hiệu bằng chuyên tâm vào một điểm đặc biệt nào đó trong thân thể. Tập trung sức chú ý vào bất cứ thành phần nào trong thân thể hẳn đưa lại những kết quả phi thường và đôi khi lạ lùng. Chuyên tâm vào một trung tâm thân thể đặc biết nào đó hẳn luôn mang lại một kinh nghiệm tâm linh đặc biệt.

Chẳng hạn…

Chuyên tâm vào điểm giữa hai lông mày sẽ đưa lại kinh nghiệm ánh sáng.

Chuyên tâm vào trung tâm lỗ rốn đưa lại một kinh nghiệm an lạc.

Chuyên tâm vào trung tâm trái tim, các nguồn lực tích cực và tiêu cực của thân thể sẽ chóng trở nên hợp nhất, và vì thế sẽ kịp thời đưa lại kinh nghiệm “không” chiếu diệu hay “không” an lạc.

Những nhà Phật giáo Mật tông xác nhận rằng mỗi trung tâm trong 5 trung tâm chính của thân thể, có những chức vụ đặc biệt và những công dụng ưu biệt của nó. Chỉ một Đạo sư (Guru) đã đắc đạo mới giải thích được chúng một cách mật thiết có thẩm quyền. Tài liệu chi tiết hơn về chủ đề này, có thể tìm thấy trong văn học Mật tông Tây tạng.

Ý kiến bạn đọc
12 Tháng Chín 201619:25
Khách
Chuyên tâm bổn quyền cơ.
Kỳ linh nhiếp tâm trụ.
Trụ thành tâm sở trụ.
Vân hà hoạch viên thông?

Chuyên tâm chỉ là quyền phương tiện,
Nhằm thu nhiếp, an trụ tâm.
Nếu đối tượng quán sát trở thành “sở trụ”
Làm sao mà tu chứng viên thông?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9168)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 10776)
Sau khi duy trì chánh niệm một thời gian, hành giả có thể ‘chứng đắc’ hai giai đoạn Hỷ và Xả. Dùng con mắt từ bi để nhìn và đối xử với chúng sinh mới là mục đích rốt ráo của việc tu hành. Giới sát là giới quan trọng nhất trong các giới cấm trong Phật giáo, kể cả sát hại vi sinh vật trong nước và côn trùng dù là con sâu cái kiến.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14748)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
09 Tháng Năm 2015(Xem: 12317)
Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu (毘尼日用切要) do Luật sư Độc Thể (读体律师, 1601-1679) hiệu là Luật sư Kiến Nguyệt (见月律师), chuyên hoằng truyền giới luật ở núi Bảo Hoa, tuyển soạn (寶華山弘戒比丘讀體彙集). Tác phẩm này là tuyển tập các bài thiền kệ về luật nghi hàng ngày cho người xuất gia.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115546)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12518)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12781)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 8061)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 17743)
Tôi đã từng nghe về một Vạn Phật Thánh Thành cách đây vài mươi năm về trước, khi từ thời ngài Tuyên Hóa còn sống trước năm 95 nhưng quả thật tôi chưa đủ duyên để diện kiến ngài và tu học dưới mái chùa ngài.