Lời cuối sách của người dịch

05 Tháng Chín 201618:07(Xem: 4197)

PHÁP HÀNH ĐỊNH VÀ TUỆ 
Rinpoche Khenchen Thrangu
Thích Nữ Trí Hòa Việt dịch

Lời cuối sách của người dịch

Cuối mùa Đông năm Ất Mùi, năm mới của kỷ nguyên mới. Con người có thể du lịch lên sao Hỏa. Một cuộc du hành để thỏa mãn trí tò mò hay có thể sống trên đó và người ta có thể chi hàng vạn Mỹ Kim để chỉ khám phá trong một cuộc du hành. Nhưng có một cuộc du hành không tốn xu nào để khám phá ra con người của chính mình, mà nếu không thì tất cả các cuộc du hành / du lịch trên toàn cõi hành tinh trong vũ trụ chẳng những vô bổ mà còn chẳng giúp gì cho chúng ta khi cần thiết, như sống thế nào để có hạnh phúc cho mình và người; và chết thế nào để được bình an. Chúng ta thật thiếu tình thương chân thật đối với chính mình. Một tình thương mà ai cũng mong muốn có được: sống hạnh phúc và chết không gì hối tiếc, một mong cầu thật đơn giản mà ít người đạt được. 

Vậy thì có giá trị gì để du hành lên sao Hoả? 

Cái gì quan trọng hơn? Một chánh kiến sáng suốt về bản tâm mình, một thông hiểu đúng về cái chết, một viên kiến thẩm thấu về những bài giảng giáo lý về cách sống và cách chết để có thể ứng dụng, vì sống và chết là hai sự thật không thể tách rời cũng như thân và tâm có ảnh hưởng mật thiết cùng nhau, cùng cách tạo điều kiện tốt nhứt để hoàn thành sự mong cầu của con người chúng ta là: sống hạnh phúc và chết bình an. 

Chúng ta nói Phương Tây thật sự đã may mắn được hưởng giáo lý Đông phương mà trước đây hơn 60 năm đã khép kín, bảo mật tại vùng núi tuyết Hy Mã Lập Sơn. Giờ đây, chúng ta nên sẵn lòng đón nhận một phần giáo lý ấy! Giáo lý mà hàng triệu người đã ngã gục vì lòng tin của họ đối với đức Phật, để giáo lý này và tuệ giác đức Phật tuôn vào thế giới phương Tây, chúng ta nên nắm bắt thời cơ đem lại lợi lạc cho chính mình lúc sống cũng như khi chết. Đây chính là mình thật sự biết thương mình, biết đem nền giáo lý này ra ứng dụng, nền giáo lý mà hàng bao người đã gục xuống để bảo vệ giáo lý này giờ đây được tuôn vào Tây phương. Thế thì tại sao chúng ta không đón lấy thời cơ, dành một phần thời gian cho việc tu tập nghiêm chỉnh, chuyển hóa cuộc sống trong một xã hội quay cuồng, cuốn theo tốc độ hỏa tiễn cấp tiến, và chuyển hóa, đối mặt với cái chết của mình một cách không sợ hãi lo âu. 

Mong sao cho tất cả mọi người, nhất là những ai có duyên đọc được quyển sách này, hãy phát khởi tín tâm, trước tiên hướng về cho chính bản thân mình, thương lấy mình, đem giáo pháp ra ứng dụng cho thân tâm mình có được một cuộc sống hạnh phúc, mai sau được bình an như ý. 

Nguyện hồi hướng tất cả công đức này đến tất cả mọi loài hữu tình cùng vô tình, đồng thành chánh giác. 

Ngày cuối Đông tại Linh Sơn, Worcester 
Thích Nữ Trí Hòa

(Tủ sách rộng mở tâm hồn)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9860)
Ngay cả khi chúng ta bỏ ra chỉ có mười phút thiền định mỗi ngày, chúng ta sẽ nhận thấy một sự khác biệt đáng chú ý trong cuộc sống của chúng ta. Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 12227)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 5886)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9867)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm… Cá nhân quý thầy kinh nghiệm, sổ tức là một pháp quán căn bản rất cần thiết cho một người bắt đầu tập ngồi thiền.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9988)
Lối vào đạo thì nhiều, nhưng đường vào thiền thì không cửa, miễn sao nhận ra và sống về tự tánh vốn tự sáng tịnh nơi chính mình thì khế hợp thiền. Bởi nhắm thẳng tự tánh mà không câu nệ kẹt trên phương tiện, nên thiền tuy có phương pháp mà không thành phương một phương pháp cố định.
11 Tháng Tám 2015(Xem: 7953)
Thiền là pháp môn tu tập chủ yếu của Hệ phái Khất Sĩ. Tổ sư Minh Đăng Quang nhờ thiền tập mà thành tựu được đạo nghiệp. Các bậc thầy đều là những hành giả tu thiền thượng thừa, là những tấm gương mẫu mực về đạo hạnh. Nhân
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 7357)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn? Đối với nhiều người, có lẽ, đây là sự-công-nhận những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh của thiền định, sự-nhận-biết có ý nghĩa là "sự thức dậy",
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 12642)
Trước sự bế tắc của xã hội hiện nay để giải quyết nổi thống khổ của con người, nhiều người đã tìm đến con đường thiền định. Có người nhắm mắt đưa chân, có người dè dặt đi quanh để nhìn, có người cẩn thận nghiên cứu tìm thầy.