Tà Niệm Và Chánh Niệm

10 Tháng Tư 201400:00(Xem: 11669)

TÀ NIỆM (Micchāsati) và CHÁNH NIỆM (Sammāsati) 
Thiền sư Mahāsi Sayādaw
Chuyển ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông

mahasiTà niệm (Micchāsati): Tà niệm là sự nhớ tưởng đến những chuyện thế gian và các bất thiện pháp trong quá khứ. Một số thì nhớ đến những chuyện bất thiện họ đã làm khi còn trẻ, những bạn bè và đồng nghiệp của họ, nthững nơi họ đã đi tham quan, những ngày hạnh phúc họ đã trải qua, v.v…

Có lẽ họ giống như con bò nhai lại cục sữa đông vào ban đêm. Nhớ những chuyện như vậy là tà tư duy. Tuy nhiên sẽ không là tà tư duy nếu một người nhận ra những lỗi lầm của mình trong quá khứ, hối lỗi và quyết định không lặp lại nó trong tương lai. Sự hối lỗi như vậy không phải là tà niệm. Một số vị sư hay nghĩ đến cha mẹ, thân quyến, quê hương và bạn bè của họ lúc còn ấu thơ. Họ nhớ lại những ngày tháng còn là người tại gia cư sĩ của họ, những điều họ cần phải làm và v.v… Tất cả những sự hồi nhớ về quá khứ này là tà niệm.

Người tại gia không cần loại bỏ những suy nghĩ về con cái …của họ, vì những sự nhớ tưởng như vậy là điều tự nhiên. Nhưng trong lúc hành thiền, hành giả phải quan sát những suy nghĩ ấy và loại bỏ chúng. Trong một khóa thiền có khi hành đang ngồi quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của bụng hay quán tưởng những chuyển động khác của thân (như “ngồi”, “chạm” v.v..) thì nhớ đến những gì mình đã làm trước đây, nhớ đến những lời nói và việc làm của mình khi còn trẻ, nhớ đến bạn bè… Đây là tà niệm cần được quan sát và loại bỏ. Một số những người lớn tuổi hay nghĩ đến con cháu của mình. Có khi đang quan sát những ý nghĩ khởi lên trong tâm, họ thấy hình ảnh của những đứa cháu ở gần bên mình và tưởng tượng rằng mình nghe thấy tiếng chúng gọi. Tất cả những hình ảnh này cần được quan sát và loại bỏ. Có số không thể chế ngự được những ý nghĩ bất thiện này đành phải trở về nhà. Nỗ lực tinh thần của người hành thiền luôn luôn bị cản trở bởi những tà niệm như vậy. Trong phân tích cùng tột tà niệm không phải là một yếu tố tâm (tâm sở) rõ ràng và riêng biệt. Nói đúng hơn nó là một nhóm các tâm sở bất thiện dưới hình thức của những ký ức về những điều trần tục và bất thiện trong quá khứ.

Chánh niệm (Sammāsati)

Đối lại với tà niệm là chánh niệm hay sự hồi nhớ lại những thiện pháp đã làm như bố thí, trì giới và tu thiền. Người ta thường nhớ đến những việc mình đã làm những điều thiện như vậy, như vậy vào những lúc như vậy, như vậy trong những ngày qua như thế nào; những điều thiện nổi bật như dâng y Kathina, giữ bát quan trai giới… Sự hồi nhớ về những thiện pháp này là chánh niệm. Nó là niệm tâm sở đi kèm với những tâm thiện. Niệm này có mặt trong tất cả mọi sự sanh khởi của tâm thiện như bố thí, trì giới, cung kính trước tượng Phật, phục vụ các bậc cao niên, trưởng thượng, giữ giới, hành thiền …

Không có tâm thiện nào sanh mà không có chánh niệm. Tuy nhiên niệm có thể không rõ ràng trong những tâm thiện bình thường và rất rõ trong khi hành thiền định (bhāvanā) và đặc biệt là thiền minh sát. Vì vậy, trong Kinh tạng, chánh niệm được nhắc tới nhiều lần, nhất là ở bài Kinh Tứ Niệm Xứ. Chính chánh niệm làm việc chú ý đến các hành vi hay oai nghi của thân, các cảm thọ về lạc và khổ, các trạng thái tâm và các đối tượng của tâm hay Pháp.

Người thực hành thiền minh sát là đang trau dồi chánh niệm ở mức minh sát. Họ quan sát các hiện tượng tâm- vật lý sanh khởi từ sáu căn, thường thường họ tập trung sự chú ý của họ vào sự phồng xẹp của bụng, vào sự ngồi, co, duỗi (chân tay), đi… Đây là sự trau dồi chánh niệm trên thân. Đôi khi người hành thiền quan sát các cảm thọ “đau”, “vui”, “buồn”… Đây là sự trau dồi chánh niệm trên các cảm thọ. Thỉnh thoảng sự chú ý được tập trung trên “suy nghĩ”, “ý định”… Đây là sự trau dồi chánh niệm trên tâm. Rồi có khi người hành thiền quan sát sự thấy sự “thấy”, “nghe”, “ước muốn”, “cơn giận”, “uể oải”, “phóng tâm”… Đây là sự phát triển chánh niệm trên các pháp. Mỗi sát na quan sát có nghĩa là trau dồi chánh niệm minh sát và rất là thích thú. Khi chánh niệm minh sát này phát triển và trở nên hoàn thiện, chánh niệm trên Thánh đạo sẽ phát sanh giúp hành giả biết được Niết –bàn. Vì thế quý vị nên thực hành cho đến khi đạt đến giai đoạn chánh niệm cuối cùng này.

Theo: Giảng giải Kinh Đoạn giảm

Chuyển ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông

(Thiền Viện Phước Sơn)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7307)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13208)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9391)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9604)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8672)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11730)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10195)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6237)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9568)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15968)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”