Khoa học não bộ và thiền chánh niệm (sách)

17 Tháng Chín 201503:59(Xem: 11566)
KHOA HỌC NÃO BỘ & 
THIỀN CHÁNH NIỆM 
Quán Như Phạm Văn Minh 
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ 2015


Khoa hoc nao bo va thien chanh niem coverLỜI NÓI ĐẦU

Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học.

Quyển này không có ý viết cho đông đảo quần chúng Phật tử nhưng cung cấp cho một số Phật tử và các tăng ni trẻ những kiến thức mới nhất trong Khoa Học Não Bộ về Chánh Niệm. Tôi cố ý không dịch các từ ngữ não bộ và để nguyên tiếng Anh, xem chúng như là những tên riêng để các cư sĩ và tăng ni trẻ có thể Google trên mạng tìm thêm thông tin.

Viết về khoa học não bộ là một điều rất khó vì đề tài khô khan và nhiều chỗ trái ngược với kiến thức thông thường và nhất là đòi hỏi người đọc phải có kiến thức vững vàng về Chánh Pháp. Tôi chỉ cố gắng làm hết sức mình và thỉnh thoảng pha đôi chút trào lộng để độc giả thấy được ý của chư Tổ qua lời dạy ‘Bình thường Tâm thị đạo’. Thực hành Chánh pháp không có gì mầu nhiệm hay huyền bí cả, mà chỉ là một cách sống theo nguyên tắc đạo đức Phật giáo, Từ Bi và Trí Tuệ.

Để có một Tâm thanh tịnh, an nhiên, hạnh phúc và từ bi chúng ta phải cần thực hành Chánh niệm và bắt đầu từ hơi thở ra, hơi thở vào. Với lòng kiên trì, tinh tấn chúng ta có thể hoàn tất lộ đồ tỉnh thức và chấm dứt khổ đau. Đây là lộ đồ trực tiếp như từ ngữ dùng trong bản dịch Kinh Quán Niệm Hơi Thở của Thầy Minh Châu. Điều ngạc nhiên và thú vị là khi tôi thấy các nhà Khoa học Não Bộ dùng kiến thức để minh chứng cho những nguyên lý căn bản của Phật giáo từ Khổ, Vô thường, Vô Ngã đến Giới, Định Huệ, Tương tức tương hiện vân vân... như một Phật tử, chứ không phải là những nhà khoa học! Có thể gọi họ là những nhà khoa học Phật tử hay Phật tử có tinh thần khoa học, tùy chúng ta muốn nhấn mạnh đến yếu tố nào. Vào cửa Thiền bằng cánh cửa Vô Môn cũng tốt huống nữa là bằng triết lý hay nghệ thuật, nhưng nếu biết chúng ta có thể vào Thiền bằng cánh cửa khoa học lại càng tốt hơn. Một số người vẫn còn chưa thấy thuyết phục nên còn bán tín bán nghi. Tôi có nhắc lại lời của Đạo Nguyên, tổ phái Thiền Tào Động Nhật Bản, Đại nghi Đại ngộ, hay tinh thần của kinh Kalama, không chấp nhận bất cứ điều gì dù đó là truyền thống hay tín ngưỡng của đông người, nghĩa là không chấp nhận lòng tin mù quáng.

Tôi hy vọng là trong thời gian tới có nhiều Tăng Ni trẻ có dịp du học ở các nước Tây Phương và học thêm cách nhìn Phật giáo theo ánh sáng khoa học. Phật giáo Việt Nam có một đội ngũ tương đối hùng mạnh về các tạng Pali, Sanskrit, Hán và Việt. Trong tương lai gần, một đội ngũ tăng ni tạng Anh Ngữ cần được đào tạo nhanh chóng. Nếu được đi học chương trình Tiến Sĩ tạng Anh Ngữ, các tăng ni trẻ có thể khai thác rất nhiều đề tài để làm luận án, hơn là cứ lẩn quẩn nghiên cứu các đề tài trong nội điển. Đối với các cư sĩ trẻ, tôi mong ước họ sẽ nhận thấy Phật giáo là một viên ngọc quý đã được giới khoa học xác nhận và đừng làm người Cùng tử trong kinh Pháp Hoa đua đòi theo con đường tâm linh giả mạo.

Khoa hoc nao bo va thien chanh niem cover 2Tôi xin cảm ơn độc giả nào đã đọc ba tác phẩm của tôi từ Kinh Tế Phật Giáo, đến Cơ sở Khoa học của Thiền Chánh Niệm và tác phẩm này, Khoa Học Não Bộ và Thiền Chánh Niệm. Tác phẩm này bày tỏ lòng tri ân của tôi với các vị Thầy trong thập niên 70 đã dạy dỗ kho tàng Triết Đông, như Thầy Nguyễn Đăng Thục và Thầy Thiên Ân, và các vị Tôn túc trong phong trào Phật giáo từ năm 1963 đến năm 1966, trong công cuộc tranh đấu bảo vệ Đạo pháp và Hòa bình dân tộc. Đây cũng là lời sám hối đối với gia đình và bạn bè về những tổn thương về tinh thần trong thời gian tôi còn ‘túy sinh, mộng tử’.

Tác giả: Quán Như Phạm Văn Minh
Pháp danh: Quảng Trí




pdf_download_2
Khoa hoc nao bo và thien chinh niem


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8094)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8467)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12417)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4359)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8784)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7723)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8150)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9025)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01 Tháng Mười 2015(Xem: 6179)
Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.