Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối

28 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 15911)

Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối

Theo Chú Giải, khi thật sự thực hành và thực hành hiệu quả, hành giả sẽ thành đạt hai loại hạnh phúc: hạnh phúc thiền định, samatha-sukha, và hạnh phúc minh sát, vipassanā-sukha, cuối cùng đưa tới hạnh phúc tịch tỉnh, santi-sukha, là loại hạnh phúc trong sạch thanh cao. Phẩm chất “Khéo Tuyên Giảng” của Giáo Pháp biểu hiện với ba đặc tính “Tốt Đẹp Ở Chặng Đầu” là 1úc nghe và hiểu phương pháp thực hành, “Tốt Đẹp Ở Chặng Giữa” là lúc thật sự thực hành, và “Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối” là khi thực hành có kết quả. Hai đặc tính đầu đã được bàn qua, bây giờ chúng ta nói đến đặc tính cuối “Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối”.

Cũng theo Chú Giải, cần phải thực hành đúng phương pháp theo như Đức Phật chỉ dạy, không phải theo ý riêng của cá nhân, và phải thực hành cho đến mức độ nào đó thì hành giả mới kinh nghiệm được hai loại hạnh phúc đầu tiên: hạnh phúc thiền định và hạnh phúc minh sát. Giống như khi mới tập viết, cần phải viết trong hai đường kẽ, để giữ cho chữ viết không bị lên xuống khó coi. Hay giống như khi cưa, muốn đạt đúng kích thước, phải cưa theo đường chuẩn đã vạch trước trên thanh gỗ. Cùng thế ấy, muốn đạt được hai loại hạnh phúc trên, cần phải thực hành tinh cần, đúng phương pháp như Đức Phật chỉ dạy, patipada, và phải thực hành với phương cách như vậy cho đến khi tẩy sạch tất cả ô nhiễm nơi tâm, trở thành A La Hán, người hoàn toàn giác ngộ, chứng đạt tầng thánh cuối cùng. Hành giả khi hành thiền nên nuôi dưỡng ý định thực chứng được bốn tầng thánh, từ Tu Đà Hườn, sotāpanna, đến Tư Đà Hàm, sakadāgāmi, A Na Hàm, anāgāmi, và cuối cùng A La Hán, arahanta, để thành đạt hạnh phúc tịch tĩnh santi sukha.

Thực hành thiền minh sát qua sự theo dõi liên tục vào đối tượng ngày qua ngày sẽ giúp chánh niệm mạnh dần, tăng trưởng khả năng chế ngự phiền não

của tâm. Hành giả thực hành để tiếp tục phát triển những điều thiện lành cần được phát triển theo đúng ý nghĩa của sự đào luyện ý, bhāvanā. Khi thành đạt tuệ minh sát, bắt đầu bằng sự phân biệt tâm và vật chất giúp xóa bỏ tà kiến về bản ngã, tôi, ta. Hiểu được tương quan nhân quả của các hiện tượng giúp xóa bỏ tà kiến về sự hiện hữu của một đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, hay cho rằng chẳng có nhân quả. Hành giả không còn tin vào những điều như vậy. Và khi thấy các pháp vô thường, nên không tin vào thường còn, hiểu được khổ, nên không còn cho là vui sướng, và hiểu được vô ngã, nên không còn tin vào bản ngã thường còn. Khi thấy sự sinh diệt của các pháp, hành giả từ bỏ thường kiến và đoạn kiến. Cho đến khi đạt đến tuệ Diệt, bhanga ñāṇa, tuệ giác thấy được sự diệt của các pháp, hành giả kinh nghiệm sự diệt của đối tượng quán sát và tâm ghi nhận đối tượng theo từng cặp đôi một cách mau lẹ. Khi đạt tuệ minh sát cao hơn nữa, tuệ Xả Hành, sankhārupekkhā ñāṇa, tâm trở nên nhu nhuyễn có khả năng chịu đựng những gì tốt xấu, hợp ý hay trái ý. Dù chưa thành đạt A La Hán, nhưng tâm lúc này có sự an nhiên tự tại, như tâm của vị A La Hán. Tiếp tục tu tập, cho đến khi thực chứng Đạo Quả A La Hán, sẽ viên mãn được sức mạnh an nhiên tự tại, quân bình, thường trực nơi tâm. Đây là kết quả của sự tu tập, phản ảnh đặc tính “Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối”, pariyosāna kalyāṇa.

Khi tâm không được tu luyện, tâm rất non yếu, thường bị chế ngự bởi sự tốt xấu của đối tượng. Với đối tượng ưa thích, tham phát sinh; với đối tượng không ưa thích, sân hận phát sinh. Tâm luôn luôn bị phiền não chế ngự, trở nên mất thăng bằng, dễ nhạy cảm với các đối tượng ưa ghét. Khi thực hành thiền minh sát, tâm được chánh niệm bảo vệ không bị phiền não chi phối, tâm trở nên quân bình, thăng bằng. Trong đời sống phức tạp hàng ngày, con người va chạm, tiếp xúc với các đối tượng ưa ghét. Tâm hay phản ứng dưới hình thức vui buồn, yêu ghét, tạo nên sự căng thẳng, lo âu, khủng hoảng, có khi đưa đến quyên sinh. Tất cả cũng vì sự chế ngự của phiền não. Muốn thoát khỏi phiền não, phải thực hành thiền Minh Sát. Bằng cách giữ chánh niệm, ghi nhận kịp thời mọi hiện tượng, làm cho phiền não suy yếu, tâm được chánh niệm bảo vệ trở nên khỏe mạnh, an tịnh nên có khả năng chịu đựng mọi hoàn cảnh tốt xấu trong đời. Sự tu tập giúp phát triển trí tuệ xóa bỏ Vô Minh. Tâm được phát triển, trở nên linh hoạt, lành mạnh không còn tham ái, sân hận, nhờ kết quả của sức mạnh Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định trong nhóm Định học. Tâm con người vốn mang sẵn Vô Minh, và tham ái từ các kiếp trước. Mặc dù thể xác con người tăng trưởng, nhưng tâm không bao giờ tăng trưởng. Tuổi có c, nhưng tâm vẫn luôn non yếu, không chống chọi được phiền não. Giống như khi cây còn non không đủ khả năng chịu đựng thời tiết, nắng mưa. Đến khi đã lớn mạnh, cây có khả năng chịu đựng tốt hơn. Tâm khi được phát triển trở nên trưởng thành có khả năng chống lại phiền não, không còn bị đối tượng ưa ghét làm ảnh hưởng tâm. Do đó, nếu không tu luyện, tâm sẽ không bao giờ trưởng thành. Như vậy, bằng sự thực hành thiền minh sát viên mãn, tâm phát triển hoàn toàn, trở nên an nhiên tự tại, tadhibava. Đây là phẩm tính của bậc A La Hán. Các ngài không còn bị lay động, ảnh hưởng trước Tám Pháp Thế Gian. Phẩm chất này biểu hiện của đặc tính “Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối” của Giáo Pháp.

Khi đạt đến tuệ Xả Hành, tâm luôn quân bình không ưa ghét, tâm không bao giờ rời khỏi đề mục quán sát. Do chánh niệm luôn liên tục, dù có hướng về đề mục mang tính chất ái dục hay sân hận, tâm cũng không bị ảnh hưởng, tâm chạy trở về với đề mục đang quán sát Đây là hiệu ứng thu hồi của tâm. Giống như hiệu ứng thu hồi của thanh boomerang. Khi được ném trúng mục tiêu, thanh boomerang tự động quay trở về tay người ném. Ở tuệ Xả Hành, chánh niệm luôn gắn chặt vào đối tượng một cách tuyệt diệu. Kinh điển diễn tả như sau: “Khi tâm vị Tỳ Khưu đã hoàn toàn xóa sạch ô nhiễm, không còn vui buồn đối với những gì nhìn thấy, vị này an trú trong sự quân bình nơi tâm với chánh niệm và tỉnh giác hoàn toàn.”

Thực hành thiền minh sát thành công sẽ phát triển được các tuệ giác. Sức mạnh của các tuệ giác tạm thời ngăn chận được phiền não, “tạm thời” vì chưa phải là vĩnh viễn. Hành giả đạt được sự bình an hạnh phúc tạm thời, một loại hạnh phúc minh sát. Chỉ đến khi chứng nghiệm sự diệt tận của danh sắc, hành giả mới thành đạt loại hạnh phúc cuối cùng, accanta santi, loại hạnh phúc bình an cao tột. Đây là phẩm tính “Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối" của Giáo Pháp.

Trước khi đạt đến giai đoạn kinh nghiệm sự diệt tận của danh sắc, hành giả kinh nghiệm được trạng thái lục căn xả thọ, chalanguppekhā. Hành giả thản nhiên nhìn sự diệt tận của các đối tượng qua lục căn. Tâm trở nên an nhàn trước thế gian pháp. Cho đến khi thành tựu Đạo Quả A La Hán, mới thật sự có được lục căn xả thọ một cách vĩnh viễn.

Cho dù chưa đạt đến tầng thánh cuối cùng, thành đạt tầng thánh Tu Đà Hườn cũng đủ bảo đảm không còn đọa vào bốn khổ cảnh. Đây cũng là phẩm chất Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối của Giáo Pháp. .

Bắt đầu từ lúc nghe Giáo Pháp một cách chăm chú, phiền não bị chế ngự, tâm được thanh tịnh, bạn hiểu được phẩm tính “Tốt Đẹp Ở Chặng Đầu”. Khi thật sự thực hành, hưởng được hạnh phúc Giáo Pháp tức thời, bạn hiểu được phẩm tính “Tốt Đẹp Ở Chặng Giữa”. Khi thành tựu tầng thánh cuối cùng, kinh nghiệm hạnh nhúc Niết Bàn, bạn hiểu được phẩm tính “Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối”.

Và như vậy, qua sự thực hành Tam Học, Giới-Định-Huệ viên mãn, bạn thực sự hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của phẩm tính “Khéo Tuyên Giảng” của Giáo Pháp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7318)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13223)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9400)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9622)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8677)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11737)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10207)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6244)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9583)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 16188)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”