12. Tạm Kết Luận

18 Tháng Mười 201408:35(Xem: 4007)
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM
Quán Như Phạm Văn Minh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

Chương Mười Hai
Tạm Kết Luận
 

Mục đích của thực hành Chánh niệm là có được một lối sống tỉnh thức. Do đó thực tập không phải để thực tập, mà để tìm cách chuyển khả năng duy trì chánh niệm trong hoạt động đời sống hàng ngày. Đúng ra là giữ chánh niệm trong từng giây phút một, trong từng hơi thở một. Để đạt tới mức đó dĩ nhiên là quý vị phải kiên nhẫn thực hành. Tin vào khả năng tỉnh thức của mình. Nên nhớ Chánh niệm lúc nào cũng có sẵn cho quý vị thực tập và ngay lúc mà quý vị thấy tâm đi lạc là lúc mà quý vị phục hồi Chánh niệm.

Đến đây có lẽ là quý vị thấy Chánh niệm tuy giản dị nhưng không phải là dễ. Chúng ta dễ bị mắc kẹt trong thói quen auto pilot, hành động do thói quen ‘thiếu’ suy nghĩ.

Sau đây là những hoạt động mà quý vị có thực tập giữ chánh niệm hàng ngày:

Đi tắm:   Để ý nhiệt độ của nước, chú ý cảm giác xà phòng khi xoa vào da. Để ý mùi thơm của xà phòng, bong bóng xà phòng trên da thịt, tiếng nước chảy trên thân mình và xuống sàn nhà.

Chú ý cảm giác khi quý vị kỳ cọ thân thể, cảm giác dễ chịu khi thân thể sạch sẽ. Xem có ý tưởng, ký ức hay tình cảm nào xuất hiện không, nếu có chỉ ghi nhận let them be và let them go và kéo chú ý trở về lúc đang tắm. Tắm thì biết mình đang tắm!

Nghe nhạc: Nghe và cảm nhận nhịp điệu âm thanh, dàn nhạc, trầm bổng. Nếu thấy cảm giác, ý tưởng hay tình cảm nào xuất hiện từ bản nhạc, chuyển chú ý sang chúng như đối tượng quán niệm.

Chuyện trò: Khi nói chuyện với người khác, chú ý giữ chánh niệm. Chú ý lời nói, dáng điệu, nét mặt, âm điệu giọng nói, ý nghĩa lời nói. Khi thấy tâm lơ đãng, ghi nhận và kéo tâm trở về với câu chuyện (như trong phần thực tập Âm thanh)

Danh sách các đối tượng quán niệm vô cùng. Nghĩa là cả cuộc đời quý vị. Chuyển Chánh niệm sang các hoạt động hàng ngày sẽ tăng thêm mức duy trì chánh niệm trong khi thực tập và ngược lại khi có chánh niệm trong các sinh hoạt hàng ngày sẽ làm cho việc thực tập dễ dàng hơn.

Quá trình sinh lão bệnh tử không ai tránh được. Đây là một vài con số để chúng ta suy nghĩ khi thực tập chánh niệm. Trong vòng một giây, có khoảng chừng 1.8 người qua ‘bên kia thế giới’, chưa biết là đi đâu! Tức là khỏang chừng 108 người rủ bỏ thân xác đời này mỗi giờ, 150,000 người qua đời mỗi ngày, nghĩa là 55 triệu người mất mỗi năm. Khi quý vị thực hành quán niệm, nhất là quán niệm hơi thở, nghĩa là biết là mình còn sống. Thân xác quý giá này chưa từ bỏ chúng ta, mặc dù có chúng ta bị bệnh hoạn gì đi nữa. Chúng ta phải tự vui mừng là chúng ta vẫn còn thân xác quý giá này. Tôi còn sống, tôi còn ăn, và tôi vẫn thở!

Chúng ta phải ‘ăn mừng’ đời sống mình và cố gắng sống tỉnh thức và giúp chúng ta sống mạnh khỏe và ‘an vui’. Trong đời sống hàng ngày ít nhất chúng ta học được một kỷ năng giúp chúng ta trong cách ứng xử có ý thức. Như nhà khoa học não bộ Victor Frankl nhắc chúng ta: Giữa kích động (Stimulus) và phản ứng (response) có một khoảng cách. Và trong khoảng cách đó chúng ta có thể chọn lựa một phản ứng có ý thức. Phản ứng đó nằm trong tự do của chúng ta. Nói theo Phật giáo, trong khoảng cách đó chúng ta có thể tạo nghiệp hay giải nghiệp, tùy theo phản ứng có ý thức hay không.

Trong số hàng ngàn bài thơ đã đọc, tự nhiên tôi nhớ một bài thơ thích hợp với kết luận của Thiền Chánh niệm, tôi xin trích ra sau đây:

Cuộc đời còn đẹp lắm

Có phải thế không em

Nắng nhảy múa qua thềm

Những người đi qua cửa

Mùa xuân không còn nữa

(Huy Lực).

Không tận hưởng cuộc đời trong giây phút này, không sống tỉnh thức trong khoảnh khắc này, đến lúc mùa xuân không còn nữa, thì đã quá muộn! Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống. Sống thất niệm, túy sinh mộng tử thì quá uổng. Thác nước chảy xuống sông, xuống suối, mất tăm không bao giờ tìm lại được. Nhớ bài kệ tôi có trích dẫn ở đầu sách trong kinh Người Biết Sống Một Mình

To wait until tomorrow is too late

Death comes unexpectedly

Chúc quý vị tinh tấn và thành công trong thực tập Thiền Chánh Niệm.

 

Cư sĩ Quán Như Phạm Văn Minh

(Pháp danh Quảng Trí)

Mùa Vesak 2014 (PL 2558)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8128)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8486)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12430)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4374)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8815)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7735)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8171)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9060)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01 Tháng Mười 2015(Xem: 6191)
Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.