12. Tạm Kết Luận

18 Tháng Mười 201408:35(Xem: 4008)
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM
Quán Như Phạm Văn Minh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

Chương Mười Hai
Tạm Kết Luận
 

Mục đích của thực hành Chánh niệm là có được một lối sống tỉnh thức. Do đó thực tập không phải để thực tập, mà để tìm cách chuyển khả năng duy trì chánh niệm trong hoạt động đời sống hàng ngày. Đúng ra là giữ chánh niệm trong từng giây phút một, trong từng hơi thở một. Để đạt tới mức đó dĩ nhiên là quý vị phải kiên nhẫn thực hành. Tin vào khả năng tỉnh thức của mình. Nên nhớ Chánh niệm lúc nào cũng có sẵn cho quý vị thực tập và ngay lúc mà quý vị thấy tâm đi lạc là lúc mà quý vị phục hồi Chánh niệm.

Đến đây có lẽ là quý vị thấy Chánh niệm tuy giản dị nhưng không phải là dễ. Chúng ta dễ bị mắc kẹt trong thói quen auto pilot, hành động do thói quen ‘thiếu’ suy nghĩ.

Sau đây là những hoạt động mà quý vị có thực tập giữ chánh niệm hàng ngày:

Đi tắm:   Để ý nhiệt độ của nước, chú ý cảm giác xà phòng khi xoa vào da. Để ý mùi thơm của xà phòng, bong bóng xà phòng trên da thịt, tiếng nước chảy trên thân mình và xuống sàn nhà.

Chú ý cảm giác khi quý vị kỳ cọ thân thể, cảm giác dễ chịu khi thân thể sạch sẽ. Xem có ý tưởng, ký ức hay tình cảm nào xuất hiện không, nếu có chỉ ghi nhận let them be và let them go và kéo chú ý trở về lúc đang tắm. Tắm thì biết mình đang tắm!

Nghe nhạc: Nghe và cảm nhận nhịp điệu âm thanh, dàn nhạc, trầm bổng. Nếu thấy cảm giác, ý tưởng hay tình cảm nào xuất hiện từ bản nhạc, chuyển chú ý sang chúng như đối tượng quán niệm.

Chuyện trò: Khi nói chuyện với người khác, chú ý giữ chánh niệm. Chú ý lời nói, dáng điệu, nét mặt, âm điệu giọng nói, ý nghĩa lời nói. Khi thấy tâm lơ đãng, ghi nhận và kéo tâm trở về với câu chuyện (như trong phần thực tập Âm thanh)

Danh sách các đối tượng quán niệm vô cùng. Nghĩa là cả cuộc đời quý vị. Chuyển Chánh niệm sang các hoạt động hàng ngày sẽ tăng thêm mức duy trì chánh niệm trong khi thực tập và ngược lại khi có chánh niệm trong các sinh hoạt hàng ngày sẽ làm cho việc thực tập dễ dàng hơn.

Quá trình sinh lão bệnh tử không ai tránh được. Đây là một vài con số để chúng ta suy nghĩ khi thực tập chánh niệm. Trong vòng một giây, có khoảng chừng 1.8 người qua ‘bên kia thế giới’, chưa biết là đi đâu! Tức là khỏang chừng 108 người rủ bỏ thân xác đời này mỗi giờ, 150,000 người qua đời mỗi ngày, nghĩa là 55 triệu người mất mỗi năm. Khi quý vị thực hành quán niệm, nhất là quán niệm hơi thở, nghĩa là biết là mình còn sống. Thân xác quý giá này chưa từ bỏ chúng ta, mặc dù có chúng ta bị bệnh hoạn gì đi nữa. Chúng ta phải tự vui mừng là chúng ta vẫn còn thân xác quý giá này. Tôi còn sống, tôi còn ăn, và tôi vẫn thở!

Chúng ta phải ‘ăn mừng’ đời sống mình và cố gắng sống tỉnh thức và giúp chúng ta sống mạnh khỏe và ‘an vui’. Trong đời sống hàng ngày ít nhất chúng ta học được một kỷ năng giúp chúng ta trong cách ứng xử có ý thức. Như nhà khoa học não bộ Victor Frankl nhắc chúng ta: Giữa kích động (Stimulus) và phản ứng (response) có một khoảng cách. Và trong khoảng cách đó chúng ta có thể chọn lựa một phản ứng có ý thức. Phản ứng đó nằm trong tự do của chúng ta. Nói theo Phật giáo, trong khoảng cách đó chúng ta có thể tạo nghiệp hay giải nghiệp, tùy theo phản ứng có ý thức hay không.

Trong số hàng ngàn bài thơ đã đọc, tự nhiên tôi nhớ một bài thơ thích hợp với kết luận của Thiền Chánh niệm, tôi xin trích ra sau đây:

Cuộc đời còn đẹp lắm

Có phải thế không em

Nắng nhảy múa qua thềm

Những người đi qua cửa

Mùa xuân không còn nữa

(Huy Lực).

Không tận hưởng cuộc đời trong giây phút này, không sống tỉnh thức trong khoảnh khắc này, đến lúc mùa xuân không còn nữa, thì đã quá muộn! Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống. Sống thất niệm, túy sinh mộng tử thì quá uổng. Thác nước chảy xuống sông, xuống suối, mất tăm không bao giờ tìm lại được. Nhớ bài kệ tôi có trích dẫn ở đầu sách trong kinh Người Biết Sống Một Mình

To wait until tomorrow is too late

Death comes unexpectedly

Chúc quý vị tinh tấn và thành công trong thực tập Thiền Chánh Niệm.

 

Cư sĩ Quán Như Phạm Văn Minh

(Pháp danh Quảng Trí)

Mùa Vesak 2014 (PL 2558)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Chín 2015(Xem: 10505)
Trước tiên con xin cảm ơn những chỉ dạy của Thầy. Con đến với thiền thật vô tình, sau khi tập được vài hôm thì cơ thể con phát sinh việc kỳ lạ là nếu không ngồi thiền thì người cứ ngây ngây bắt buộc con phải ngồi thì sẽ mất hiện tượng trên, từ đó đến nay con đã ngồi thiền được 3 năm chủ yếu chỉ là quán niệm hơi thở,
26 Tháng Chín 2015(Xem: 8192)
Nếu Phước Sơn ở đâu cũng tìm thấy màu xanh thì ở Viên Không màu xanh chen lẫn với màu xám xịt của các tảng đá núi. Phước Sơn giống như một ngôi làng nhỏ, yên ả và thanh bình còn Viên Không là chốn thiền môn u tịch ở thâm sơn.
24 Tháng Chín 2015(Xem: 11349)
Cả ngày chư tăng bận việc đột xuất. Tối nay, thầy có một đề tài để nói chuyện, mọi người chịu khó lắng nghe một chút. Trong ba tháng an cư này có khá nhiều “Hội chúng Bồ-tát” ở Huế và Đà Nẵng đến chùa cúng dường tứ sự và nghe pháp, nhân tiện thầy sẽ nói về Bồ-tát của đại thừa và Bồ-tát theo Nikāya nó giống nhau như thế nào và khác nhau như thế nào?
20 Tháng Chín 2015(Xem: 10279)
... Đấy là tất cả lý do mà chùa Huyền Không Sơn Thượng của chúng ta không cử hành lễ Vu Lan mà chỉ tổ chức lễ Báo Hiếu thôi, suốt 25 năm qua! Biết là sai thì không thể lập lại mãi cái sai ấy. Biết là bị Tàu hoá, chẳng lẽ chúng ta cứ mãi mang tâm thức nô lệ văn hoá Tàu? Mong chư Phật tử trí thức hiểu cho lời “trần tình” này.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 9793)
Vừa rồi, sau khi Thư Viện Hoa Sen đăng liên tục những pháp thoại trong mùa an cư, nhất là pháp thoại 10 và 12, tôi nhận được một số câu hỏi thắc mắc của chư vị độc giả qua những comment hoặc qua email. Nhận thấy đây là những câu hỏi hay, tốt, không phải là đánh đố, không phải là thoả mãn kiến thức suông mà chú trọng đến sự tu học nghiêm túc nên tôi đã dành riêng bài viết này để trả lời chung cho chư vị ấy.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 11592)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học.
16 Tháng Chín 2015(Xem: 10185)
Theo truyền thống, mốt là ngày Vu Lan rồi. Có một số các thầy, các chú từ Bắc tông sang, có lẽ đang thắc mắc là đã đến đại lễ Vu Lan mà chùa chỉ làm xanh sạch đẹp vườn cảnh, chẳng thấy chuẩn bị lễ lạc cờ đèn gì hết. Nhân tiện để thầy giải thích cho rõ.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 10253)
Hôm nay có một nhân duyên, là có người gởi email cho thầy hỏi về thiền định, và nói là thiền định có thể đưa đến giác ngộ, giải thoát không?
13 Tháng Chín 2015(Xem: 5898)
Ngày nay pháp Thiền Chánh Niệm được nói nhiều tại Hoa Kỳ. Các tài tử nổi tiếng như Goldie Hawn, Richard Gere và Tina Turner là một số trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất. Tuy phát xuất từ Phật Giáo, nhưng Thiền Chánh niệm đang đươc gỡ bỏ ý niệm tôn giáo để ứng dụng cho mọi người ở Tây phương.