Tập Thiền Chạy Bộ

15 Tháng Mười Một 201616:03(Xem: 4560)

TẬP THIỀN CHẠY BỘ
Nguyên Giác

 

thiền chạy bộChạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ cho phù hợp với lời khuyên của bác sĩ sẽ tốt nhiều thêm cho sức khỏe   -- hơn là khi chạy chỉ là chạy. Và khi chạy cho phù hợp với thiền chánh niệm sẽ còn tốt thêm cả trăm đường…

Thực ra không có gì mới, vì ngày xưa  các thiền sư đã dạy rằng tập thiền là cả đi đứng nằm ngồi. Tuy nhiên, phần lớn nhà chùa ưa nói về thiền ngồi và thiền đi bộ… Không mấy khi, và không mấy ai nói về thiền chạy bộ. Hiển nhiên, chạy phải cần nhiều phương tiện hơn, như giày, vớ, áo lạnh, và đường chạy an toàn.

Trước tiên, với y khoa, hễ chạy là tốt, vì chạy là một dạng thể dục có lợi. Tác giả Daniel Pendick viết trên tạp chí Harvard Health Publications ngày 30/7/2014 rằng một cuộc nghiên cứu phổ biến trước đó một tuần trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology  cho thấy rằng ngay cả chạy mức độ chậm (low-intensity running) từ 5 tới 10 phút mỗi ngày cũng đủ để tăng tuổi thọ nhiều năm, so với không chạy chút nào.

Đối với Đại sư Tây Tạng Sakyong Mipham Rinpoche, chạy nhất định phải là thiền, bởi vì không nên thuần chạy là chạy. Đó là lý do Đại sư soạn ra tác phẩm “Running with the Mind of Meditation” (Chạy Bộ Với Tâm Thiền). Thầy còn làm một bản ghi âm hướng dẫn, đọc khoảng  15 phút để những người chạy bộ nghe và giữ đúng hướng dẫn, gọi là vừa chạy, vừa thư giãn, vừa chánh niệm chú tâm vào giây phút hiện tiền xuyên qua hòa hợp đồng bộ tâm và thân.

Tạp chí Chatelaine Magazine trong một bài viết ngày 30/10/2012, ghi lại cuộc phỏng vấn Đại sư Sakyong Mipham Rinpoche về chạy bộ trong chánh niệmĐại sư cũng là một lực sĩ chạy đã hoàn tất 9 cuộc thi trường lực (marathon: cuộc thi chạy đường xa, độ dài chính thức mỗi cuộc thi là 42.195 kilometres).

Đại sư nói rằng ban đầu chỉ nghĩ là chạy để giữ sức khỏe, nhưng dần dà chạy trở thành niềm  vui lớn và là cuộc thư giãn – một cách để nối kết thân, tâm và thiên nhiên chung quanh cùng một lúc.

Đại sư kể rằng  đại sư tập thiền từ thời rất nhỏ, nên đã thấy việc luyện tâm xuyên qua thiền tập cũng  đưa ra những phẩm chất hệt như, nếu không phải thâm sâu hơn, như luyện thân xuyên qua thể dục.

Đại sư nói, “Tôi thấy liên hệ giữa chạy bộ và thiền tập là một khám phá tự nhiên. Xuyên qua thiền tập, chúng tôi học giữ chánh niệm trong mọi hoạt động đời thường – dù là chạy bộ, đi bộ, hay ngay cả khi gặp gỡ bạn hữu và gia đình. Trong một vài ý nghĩa, chúng ta luôn luôn thiền tập trên một chuyện gì đấy. Bạn có thể thiền tập về chuyện bạn muốn ăn món gì cho bữa trưa, hay về cuộc nói chuyện điện thoại bạn trải qua trước đó trong ngày. Và trong sách của tôi, ‘Running with the Mind of Meditation’, tôi đề nghị rằng bạn nên biến tất cả mọi chuyển động như một thiền tập.”

Đại sư nói rằng tác phẩm của nhà sư giúp chuyển sự tập trung chỉ nơi hơi thở sang hiện diện tỉnh thức trên mọi hoạt động trong ngày. Nghĩa là tỉnh thức về mọi chuyển động của toàn thân.

Đại sư nói, ngay cả khi chạy bộ trong tâm thiền chỉ 15 phút, cũng sẽ khám phá ra niềm vui đồng bộ hòa hợp thân và tâm.

Nhà văn Hoa Kỳ Amy Chavez, người đã ở Nhật Bản trong hai thập niên, trong bài viết “The influence of sports on meditation” (Ảnh hưởng thể thao trên thiền tập) trên nhật báo The Japan Times ngày 19/7/2013 kể rằng Thiền chạy  bộ là một tự nhiên.

Bà đã quan sát rằng các nhà sư phái Tendai-shu (Thiên Thai Tông) trên Núi Hiei ở Kyoto thường tập Thiền đi bộ, gọi trong tiếng Nhật là jogyozanmai. Và đó là một chuyện tự nhiên, vì khi đã có Thiền đi bộ, tất nhiên sẽ có Thiền chạy bộ.

Nhà văn này thấy rằng người ta chạy vì nhiều lý do, nhưng một trong các lý do là để “nhẹ đầu.” Như là chạy sau khi rời sở làm, hay khi gặp căng thẳng trong đời, hay khi đi trong gió và cần chạy cho ấm người.

Bà viết rằng hành động chạy rất gần với thiền tập, vì “trong thiền tập chân thực, hành giả trên nguyên tắc là làm cho tâm rỗng rang, xa lìa mọi tưởng nhớ và chiêm nghiệm” (In true meditation one is supposed to empty the mind of any reflections and contemplations.) Có lẽ, nhà văn này định nghĩa như thế là viết theo Thiền Nhật Bản.

Nhà văn này nói rằng có rất nhiều tương tự giữa thiền tập và chạy bộ. Thiền tập là một phương pháp để tâm lặng lẽ. Và chạy bộ cũng thế.

Khi chạy bộ, người chạy phải chánh niệm, phải cực kỳ tỉnh thức. Phải chú ý vào hơi thở, phải chú ý xem chạy lên dốc hay xuống dốc, phải xem có cần tới lúc cho nghỉ chân chưa.

Dù vậy, vẫn có những dị biệt giữa thiền tập và chạy bộ. Và bất kỳ ai cũng từng kinh nghiệm về các dị biệt này.

Trước tiên, ngồi thiền an toàn hơn. Bởi vì thống kê cho biết 80% những người chạy bộ sẽ bị thương một lúc nào đó trong cuộc đời chạy bộ của họ. Hoặc đau mắt cá chân, hoặc trẹo gân, hoặc tai nạn trượt chân, hoặc gặp nạn xe cộ…

Nhưng ngồi thiền, hễ đau chân hay mỏi lưng thì cứ việc duỗi chân ra, hay ngả lưng nằm. Bạn hãy an tâm, vì sách Thanh Tịnh Đạo cũng viết rằng có những căn cơ thích nghi với nằm thiền, tuy rằng lời khuyên là hãy luôn luôn giữ tâm lặng lẽ tỉnh thức trong mọi thời. Với Bắc Tông, Thiền không chỉ giữ tâm tỉnh thức lặng lẽ, mà còn phải là cái nhìn vào hiện thể rỗng rang vô tướng của tất cả các pháp.

Dị biệt nữa: nếu bạn đang ngồi thiền, hơi thở sẽ ngày càng vi tế hơn; nếu bạn chạy bộ, hơi thở sẽ ngày càng nặng nề hơn. Vì có ai chạy mà không mệt, và có ai khi thân thể mệt nhọc mà hơi thở không nặng nề hơn?

Nếu bạn đang ngồi thiền, không thể nào có chuyện toát mồ hôi được. Nhưng khi chạy bộ, dù chạy trong thiền tâm hay không, mồ hôi sẽ ngấm ướt áo. Làm sao bây giờ.  Khi bạn ngồi thiền, bạn có thể nhắm mắt lại, khi thấy mỏi mắt. Nhưng khi chạy bộ, dù là chạy thiền, hễ nhắm mắt là có chuyện tức khắc. Bởi vậy, Thiền chạy bộ đòi hỏi bạn cảnh giác nhiều vô cùng tận. Như thế, có phải Thiền chạy bộ sẽ thích nghi cho các chiến binh nơi các chiến trường biên giới, vì là nơi cần nhiều cảnh giác cao độ? Ứng dụng của Thiền là nhiều vô cùng tận. Nhưng hãy nhìn về hành động chạy, cũng hệt như hành động ăn, như một pháp từ lâu đã thịnh hành là “ăn trong chánh niệm” (mindful eating) – một phương pháp được Thầy Nhất Hạnh ưa nói tới.

Thực ra, nếu chúng ta nhớ tới bài học chạy bộ từ thầy giáo môn thể dục thể thao thời trung học, sẽ thấy lời khuyên cũng gần với thiền tập. Nhưng cũng khác, dĩ nhiên, vì khi chạy bộ cần ưu tiên an toàn, nhất là khi chạy trong hàng nhiều người, hay khi chạy thi với học sinh khác. Khác xa nhất là tốc độ: vì ngồi thiền làm gì có tốc độ.

Khi chạy, lời khuyên của thầy hướng dẫn là, cần thở sâu, hít hơi từ mũi và thở ra bằng miệng, nên đều theo bước chạy. Khi cánh tay này đánh ra trước, cánh tay kia lùi ra sau, trong khi 2 bàn tay thư giãn, đừng nắm chặt. Giày, vớ phải thoải mái. Bàn chân phải được cảm nhận khi chạy, trong khi mắt nhìn tầm gần và tầm xa, để khỏi vấp té. Nếu đang Thiền chạy bộ thì nhớ là đừng tranh thắng, nên tự tìm tốc độ và nhịp độ riêng, để tâm thư giãn, đừng gắng sức quá độ.

Và vì là Thiền chạy bộ, nên quan sát tâm mình trong cả ba thời: trước khi chạy, trong khi chạy, và sau khi chạy.

Thí dụ, trước khi chạy, trong lòng còn băn khoăn, lo lắng vì việc mới làm xong ở sở còn vương vất trong đầu.

Trong khi chạy, hãy nhìn xem tâm chuyển biến, khi quăng bỏ hết mọi thứ ở cõi này theo bước chạy.

Khi mệt, ngừng chạy, hãy nhìn xem tâm có an lạc chăng, có phải đã là “tất cả chuyển động toàn thân đã đồng bộ một thể với tâm thiền định hay chưa”?

Hãy nhớ rằng, tu một phút là an lạc một phút. Do vậy hễ chạy 15 phút là sẽ thấy an lạc 15 phút, nghĩa là đúng rồi vậy. Và sẽ nhìn thấy vô số bệnh biến mất, kể cả bệnh tâm và bệnh thân…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13211)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9392)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9604)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8673)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11730)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10197)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6238)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9568)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15971)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10679)
Kính thưa thầy, Con mới đọc một đoạn trong một cuốn sách của ngài Ajhan Cha'a, ngài có nói về tầm và tứ rồi mới đến hỉ lạc. Vậy đâu phải khi mình ngồi thiền mình chỉ an trú vào hơi thở mà thôi, mà nếu có thiện pháp ý nghĩ nào tốt hiện ra thì mình cứ giữ tâm trên đối tượng đó, chà sát đối tượng đó (có tầm có tứ) cũng vẫn được, rồi từ từ sẽ đến chỗ không tầm không tứ luôn, phải không thầy? Xin thầy dạy về cái vụ tầm tứ này vì từ trước nay tập thiền con chỉ lo chiến đấu với hơi thở, hễ có ý tưởng nào khởi lên là con ráng hết sức đuổi nó đi, nhưng không phải lúc nào nó cũng chịu đi! Con xin cảm tạ ơn thầy chỉ dạy.