Thiền Vipassana Là Gì?

27 Tháng Mười Hai 201609:50(Xem: 6054)

THIỀN VIPASSANA LÀ GÌ?

Phương Pháp

Vipassana, nghĩa là thấy sự việc đúng như thật, là một trong những pháp môn thiền cổ xưa nhất tại Ấn độ. Phương pháp này được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2500 năm và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung cho nhân loại, nghĩa là, một Nghệ Thuật Sống.

Phương pháp không tông phái này nhằm để diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của sự hoàn toàn giải thoát. Mục đích của nó là để chữa trị, không chỉ riêng bệnh tật, nhưng cốt yếu là để chữa trị khổ đau của con người.

Vipassana là đường lối tự chuyển hóa bằng tự quan sát. Nó chú trọng đến sự tương quan mật thiết giữa tâm và thân, là điều có thể cảm nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm đến những cảm giác thực thụ trên thân, nó luôn luôn liên hệchi phối tâm. Căn cứ vào sự quan sát này, và hành trình tự khám phá đi vào gốc rễ chung của tâm và thân để xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, đưa đến một tâm quân bình tràn đầy tình thươnglòng từ bi.

Những định luật khoa học chi phối ý nghĩ, cảm tưởng, phán đoán, và cảm giác của con người trở nên rõ ràng. Qua trực nghiệm, trạng thái làm sao ta tiến bộ hoặc thoái hóa, làm sao ta bị khổ hay làm cho ta hết khổ sẽ được hiểu rõ. Cuộc đời được xác định bằng cách gia tăng ý thức, không ảo tưởng, tự chế và an lạc.

Truyền Thống

Từ thời của Đức Phật, Vipasssana được lưu truyền, cho tới ngày nay, qua một chuỗi liên tục những thiền sư. Mặc dù là người Ấn độ, vị thiền sư hiện nay, Ông S.N. Goenka, sinh trưởng và lớn lên tại Miến điện. Trong thời gian sống tại đây, Thiền sưdiễm phúc được thụ huấn Vipassana từ sư phụ, Sayagyi (Đại thiền sư) U Ba Khin, lúc đó là một viên chức cao cấp trong chính phủ. Sau khi tu tập với sư phụ được mười bốn năm, Thiền sư Goenka trở về cư ngụ tại Ấn độ và bắt đầu truyền dạy Vipassana vào năm 1969. Từ đó Thiền sư đã giảng dạy cho hàng chục ngàn thiền sinh thuộc mọi chủng tộc, mọi tôn giáo cả ở Đông phương lẫn Tây phương. Vào năm 1982 Thiền sư bắt đầu bổ nhiệm những thiền sư phụ tá để giúp thỏa mãn nhu cầu càng ngày càng gia tăng về những khóa Thiền Vipasana.

Khóa Thiền

Phương pháp thiền được giảng dạy trong những khoá thiền nội trú mười ngày trong đó người tham dự tuân theo Nội Quy của Khóa Thiền, học hỏi những căn bản của phương pháp, và thực tập nghiêm chỉnh để đạt được kết quả hữu ích.

Khóa thiền đòi hỏi sự thực tập chuyên cần, nghiêm túc. Sự thực tập gồm có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, trong suốt khóa thiền, tránh không giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, và say sưa. Điều lệ giản dị về đạo đức này dùng để an tâm, nếu không tâm sẽ quá vọng động để làm công việc tự quan sát.

Giai đoạn kế tiếp là để phát triển việc làm chủ được tâm bằng cách giữ sự chú ý vào một thực thể tự nhiên thay đổi không ngừng của làn hơi thở vào ra nơi lỗ mũi.

Vào ngày thứ tư tâm được an tĩnh và chăm chú hơn, để có thể thực tập Vipassana một cách dễ dàng hơn: quan sát cảm giác trên khắp cơ thể, hiểu được bản chất của cảm giác, và phát triển được sự bình tâm bằng cách biết không phản ứng lại cảm giác.

Sau hết, trong suốt ngày cuối cùng, thiền sinh học phương pháp thiền từ tâmthiện chí đối với mọi người, trong đó sự thanh tịnh phát triển trong khóa thiền được san sẻ với mọi chúng sinh.

Một đoạn video (5.7 MB) về sự quan sát hơi thởcảm giác trên cơ thể trong phương pháp này có thể coi miễn phí bằng chương trình QuickTime movie player.

Toàn thể phương pháp thực ra là một sự rèn luyện tinh thần. Cũng giống như tập thể dục để trau dồi thể lực, Vipassana có thể dùng để phát triển một tâm hồn lành mạnh.

Bởi vì phương pháp thực sự rất lợi lạc, việc bảo quản phương pháp theo đúng đường lối nguyên thủy, chân nguyên được chú trọng rất nhiều. Nó không được được giảng dạy bằng cách thương mại hóa, nhưng hoàn toàn miễn phí. Không một ai tham gia vào việc giảng dạy nhận bất cứ thù lao nào.

Khóa thiền hoàn toàn miễn phí – ngay cả chi phí về thực phẩm và chỗ ở. Mọi phí tổn đều do sự đóng góp của những người đã tham dự một khóa thiền và hưởng được những lợi lạc từ Vipassana, muốn cho những người khác cũng có cơ hội hưởng được lợi lạc tương tự.

Dĩ nhiên, thành quả đến một cách từ từ qua sự tu tập liên tục. Không thực tế tí nào khi nghĩ rằng mọi khó khăn sẽ biến mất trong mười ngày. Tuy nhiên trong thời gian đó, có thể học được những cốt yếu của Vipassana để có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày. Càng thực tập phương pháp bao nhiêu thì càng thoát khỏi đau khổ bấy nhiêu, và càng đến gần mục tiêu tối hậu của sự hoàn toàn giải thoát. Ngay chỉ mười ngày cũng có thể đưa đến thành quả rất cụ thểlợi ích rõ rệt trong cuộc sống hằng ngày.

Những người thật tâm đều được chấp nhận để tham dự một khoá thiền Vipassana để tự mình thấy được phương pháp thiền công hiệu như thế nào và thấy được bao nhiêu lợi lạc. Những khóa Thiền Vipassana được giảng dạy ngay cả trong những nhà tù, với rất nhiều thành quảlợi ích tuyệt vời cho các tù nhân tham dự. Tất cả những ai đã thử qua sẽ thấy rằng, Vipassana là một công cụ vô giá để đạt được và chia sẻ hạnh phúc thực sự với người khác.


Xem thêm:

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2015(Xem: 10195)
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi: “- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9493)
Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm... động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.
18 Tháng Mười 2015(Xem: 9381)
Trước hết cho phép con được đảnh lễ từ xa Tăng Thân Huyền Không Sơn Thượng, bởi lẽ đây là nơi nương nhờ cao thượng, đây là nơi đáng học hỏi thọ trì! Thật là hạnh duyên lớn mà độc giả cuả thư viện Hoa Sen toàn cầu trong thời gian qua được thấm nhuần những bài pháp thoại cuả ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là một loạt bài rất giá trị cả về Pháp học lẫn Pháp hành, được trình bày thật công phu.
17 Tháng Mười 2015(Xem: 8557)
Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
14 Tháng Mười 2015(Xem: 8731)
Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9717)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 8639)
Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?
10 Tháng Mười 2015(Xem: 8739)
Bây giờ thầy nói tiếp về sắc, không - thật ra là ngũ uẩn – qua Abhidhamma. Lưu ý là càng lúc càng phức tạp. Chúng ta đang đi vào giáo pháp tinh yếu nhất, phải cần sự chăm chú lắng nghe cao độ nhất. Tuy nhiên, có người sẽ tiếp thu được, có người thì không. Cũng chẳng sao, cái gì nghe không được thì bỏ qua.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8097)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?