Pháp Tu Tiến Đưa Đến Nibbāna

12 Tháng Mười Hai 201820:48(Xem: 5790)
BUDDHASĀSANA THERAVĀDA

banh xe phap
THE PRACTISE WHICH LEADS TO NIBBĀNA
PHÁP TU TIẾN ĐƯA ĐẾN NIBBĀNA
Biên soạn: Mahāthera Pa Auk Tawya
Hiệu đính: Bhikkhu Ñāṇāloka – Tuệ Quang
Biên dịch: Bhikkhu Abhikusala – Siêu Thiện
Hướng dẫn biên dịch: Ācariya Maggabujjhano – thầy Ngộ Đạo
Phật lịch 2563 - Dương lịch 2019
Nhà xuất bản Hồng Đức

GIỚI THIỆU

Mahāthera Pa Auk Tawya
Thiền sư Mahāthera Pa Auk Tawya

Phương pháp tu tiến thiền dạy tại Tu Viện Pa Auk Tawya dựa trên bản giải về thiền được tìm thấy trong chú giải Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Hệ thống phương pháp này liên quan đến những giai đoạn tu tập phức tạpvi tế. Những giai đoạn này bao gồm sự phân tích tỉ mỉ cả hai ‘danh pháp’ (nāma) và ‘sắc pháp’ (rūpa) theo tất cả những loại đã liệt kê trong Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma). Xa hơn nữa, thiền sinh sẽ dùng trí này để thấy biết rõ, xác định tiến trình của pháp ‘Liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) sinh khởi trong quá khứ (atītā), hiện tại (paccuppannā) và vị lai (anāgatā).

Do đó, những ai chưa làm quen với Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) và Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu và phát triển một bức tranh tổng thể rõ ràng về pháp tu tiến thiền tại Tu Viện Pa Auk Tawya. Đối với người ngoại quốc, không thể nói tiếng Myanmar (Burmese), vấn đề này càng khó khăn hơn.

Phần giới thiệu này được viết nhằm giúp giảm những khó khăn trên của những người sơ cơ bằng cách trình bày những ví dụ đơn giản về sự tiến bộthành tựu của thiền sinh đã tu tiến thiền tại Tu Viện Pa Auk Tawya. Hy vọng điều này sẽ có thể giúp các bạn hiểu tốt hơn, chi tiết hơn những quyển sách khác và thật sự có thể hướng dẫn cho những ai đang tu tập thiền.

Cũng nên lưu ý rằng quyển sách này[1] chủ ý dùng cho người thật sự đang trên bước đường tu tập thiền tại trung tâm dưới sự dẫn dắt của đại trưởng lão Pa Auk Tawya.



[1] Để hiểu nội dung quyển sách này, thiền sinh cần phải học cho hiểu rõ quyển “Abhidhammaṭṭha-saṅgaha-Vô Tỷ Pháp Tập Yếu” trước.



pdf_download_2
tu-tap-dua-den-nibban-a5

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2015(Xem: 9934)
Thiền của chúng ta đang tu học là thiền của Phật, thiền Nguyên thuỷ, là thiền bảo nguyên... nó “khô như ngói” chứ không ướt át mát mẻ như một số thiền hiện đại! Lại càng không phải là các loại thiền hét, thiền gậy, thiền trợn mắt; hoặc là thiền tuỳ nghi phát triển, là thiền của ông sư này, của bà sư nọ, của phái này, của phái khác...
07 Tháng Chín 2015(Xem: 8920)
Suốt nhiều ngày, cả chùa túi bụi công việc. Thầy xin lỗi mọi người vì đã không duy trì được liên tục các thời pháp thoại. Các buổi tối mặc dù vẫn hành thiền nhưng rõ ràng, do công việc đá cát sạn xây dựng nặng nề mà cái tâm của mọi người đa phần bị chi phối. Tuy nhiên, điều đó cũng hay, vì thầy sẽ có dịp nói đến “Thiền trong công việc, trong sinh hoạt hằng ngày” mới thấm thía hơn, mới giúp chúng ta thấy rõ sự thật hơn!
06 Tháng Chín 2015(Xem: 8383)
Thầy lìa bỏ gia đình lúc 29 tuổi, cùng tuổi với Thái tử Sĩ-đạt-ta xuất gia, mới đó mà nay đã 72 xuân thu rồi. Suốt hơn 40 năm tu học, hầu như là thầy ít có thì giờ để nghỉ ngơi. Lúc nào cũng công việc, công việc... Lúc nào cũng làm việc.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 9188)
Chuyện thường xẩy ra tại các chùa, tự viện là có người giỏi về xã giao, có khẩu tài ăn nói; có người rất ít nói, chỉ biết phục vụ; có người chỉ thích toạ thiền, thích sống lặng lẽ trong liêu cốc; có người âm thầm đọc kinh sách, nghiên cứu...Mới nghe qua tưởng là đẹp, có phải vậy không?
31 Tháng Tám 2015(Xem: 8117)
Sự tập thiền của chúng ta, quan trọng là ngồi yên; ngồi yên mà thấy dễ chịu, thoải mái chỉ khi nào ta điều thân được; còn nếu chưa điều thân được thì ngồi là một cực hình.
29 Tháng Tám 2015(Xem: 8499)
Để thêm đức tin và thêm trí tuệ cho chúng ta khi đang theo dõi hơi thở, bám sát hơi thở, hôm nay thầy sẽ nói đến 5 quyền (căn) và 5 lực: Tín, tấn, niệm, định, tuệ. Từ quyền (xưa nay ai cũng dịch là căn) là dịch chữ Pāḷi Indriya. Indriya là khả năng kiểm soát, là khả năng dẫn đạo, nó có quyền lực chi phối các tâm sở khác...
27 Tháng Tám 2015(Xem: 9192)
Mỗi người hãy tự thực nghiệm, chứng nghiệm từng bước một, từ từ thôi. Để tâm rỗng rang, trong sáng mà ngồi, rồi nghe nó nói gì, phản ứng gì. Khách quan mà nhìn ngắm, mà lắng nghe. Quan trọng nhất là phải thuần thục tuỳ tức (theo dõi hơi thở) để từ đó, mình cảm thấy dễ chịu, thích thú chứ không còn bị nó hành nữa. Hành thiền chứ không phải bị “thiền nó hành!”
22 Tháng Tám 2015(Xem: 9201)
5- Ngày thứ 5. - Chiều ngày 20/6 ÂL. Hôm nay mọi người vẫn còn đau nhức tê ngứa, buồn ngủ, phóng tâm... Thầy biết các con đã rất cố gắng để “chiến thắng” bản thân. Điều ấy là tốt. Tuy nhiên, các con có để ý là khi làm vậy là ta đã khởi lên một ước muốn, một sức ép nào đó - gốc của tham dục - lại tạo nên một xung đột với cái bình thường, cái như thường?
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9773)
Có người nói rất ngon lành: “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười!” Hay! Nhưng nên nhớ “mỉm cười” có hai loại. Loại do “tưởng” mà có chứ không phải “cái thực”, loại này là thứ giả. Loại thứ hai là cái dụng của thiền khi tâm đã lặng, đã an; loại này mới là cái có thực.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 11745)
Chúng ta vừa làm lễ xong, đã nguyện 3 lần câu Pāli: Imasmiṃ vihāre imaṃ temāsaṃ vassaṃ upemi (Con xin nguyện an cư suốt ba tháng tại ngôi chùa này).