Pháp Tu Tiến Đưa Đến Nibbāna

12 Tháng Mười Hai 201820:48(Xem: 5786)
BUDDHASĀSANA THERAVĀDA

banh xe phap
THE PRACTISE WHICH LEADS TO NIBBĀNA
PHÁP TU TIẾN ĐƯA ĐẾN NIBBĀNA
Biên soạn: Mahāthera Pa Auk Tawya
Hiệu đính: Bhikkhu Ñāṇāloka – Tuệ Quang
Biên dịch: Bhikkhu Abhikusala – Siêu Thiện
Hướng dẫn biên dịch: Ācariya Maggabujjhano – thầy Ngộ Đạo
Phật lịch 2563 - Dương lịch 2019
Nhà xuất bản Hồng Đức

GIỚI THIỆU

Mahāthera Pa Auk Tawya
Thiền sư Mahāthera Pa Auk Tawya

Phương pháp tu tiến thiền dạy tại Tu Viện Pa Auk Tawya dựa trên bản giải về thiền được tìm thấy trong chú giải Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Hệ thống phương pháp này liên quan đến những giai đoạn tu tập phức tạpvi tế. Những giai đoạn này bao gồm sự phân tích tỉ mỉ cả hai ‘danh pháp’ (nāma) và ‘sắc pháp’ (rūpa) theo tất cả những loại đã liệt kê trong Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma). Xa hơn nữa, thiền sinh sẽ dùng trí này để thấy biết rõ, xác định tiến trình của pháp ‘Liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) sinh khởi trong quá khứ (atītā), hiện tại (paccuppannā) và vị lai (anāgatā).

Do đó, những ai chưa làm quen với Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) và Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu và phát triển một bức tranh tổng thể rõ ràng về pháp tu tiến thiền tại Tu Viện Pa Auk Tawya. Đối với người ngoại quốc, không thể nói tiếng Myanmar (Burmese), vấn đề này càng khó khăn hơn.

Phần giới thiệu này được viết nhằm giúp giảm những khó khăn trên của những người sơ cơ bằng cách trình bày những ví dụ đơn giản về sự tiến bộthành tựu của thiền sinh đã tu tiến thiền tại Tu Viện Pa Auk Tawya. Hy vọng điều này sẽ có thể giúp các bạn hiểu tốt hơn, chi tiết hơn những quyển sách khác và thật sự có thể hướng dẫn cho những ai đang tu tập thiền.

Cũng nên lưu ý rằng quyển sách này[1] chủ ý dùng cho người thật sự đang trên bước đường tu tập thiền tại trung tâm dưới sự dẫn dắt của đại trưởng lão Pa Auk Tawya.



[1] Để hiểu nội dung quyển sách này, thiền sinh cần phải học cho hiểu rõ quyển “Abhidhammaṭṭha-saṅgaha-Vô Tỷ Pháp Tập Yếu” trước.



pdf_download_2
tu-tap-dua-den-nibban-a5

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2015(Xem: 10586)
Tất cả chúng ta tịnh hoá thân tâm trở thành những Tỳ-kheo, Sa-di[47] trong Tăng đoàn Phật giáo với mục đích chứng đạt được sự bình an. Vậy bình an thật sự là gì? Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
15 Tháng Tám 2015(Xem: 11649)
“Đừng tham chấp vào việc gì, vật gì cả”. Hay nói cách khác: “Nắm, nhưng không nắm chặt”. Đấy cũng đúng. Nếu thấy vật gì, chúng ta hãy nhặt nó lên... “Ồ, nó đây”... rồi hãy đặt nó xuống. Chúng ta thấy thứ khác, nhặt nó lên... cầm nó nhưng không giữ chặt. Cầm nắm nó trong khoảng thời gian vừa đủ để quán chiếu nó, để biết nó, rồi buông xả ngay. Nếu cứ giữ nó mãi, không chịu buông xả, cưu mang không chịu đặt gánh nặng xuống, bạn sẽ rất nặng nề.
15 Tháng Tám 2015(Xem: 11893)
Bộ sách này là tuyển tập những bài giảng của thiền sư Ajahn Chah. Tôi thấy rất có giá trị để đọc. Rất nhiều người tu trên thế giới đã đọc, hy vọng quý vị cũng đọc để tự mình hiểu biết. Bộ sách bao gồm những quyển sách đã được biên dịch và in từ thời thiền sư Ajahn Chah còn sống cho đến những năm gần đây. Các quyển đó là tập hợp các bài giảng pháp của thiền sư, và đã được in lần đầu ra thế giới vào những thời gian sau đây
14 Tháng Tám 2015(Xem: 4891)
Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy. Số tức quan phát ra trong khi gần nhập định, chớ chẳng phải mượn số tức quan làm đề mục niệm, để đặng thiền định.
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 11918)
Quyển sách nầy của Bà Thynn Thuynn viết về cách học tập thiền định trong đời sống thường ngày . Phần lớn các phương pháp tu hành ở các chùa hay thiền viện đều không thích hợp với người tu tại gia nên không đủ để chuyển hóa người hành đạo .
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 7768)
Trong thiền thiền quán, chúng ta sử dụng 6 căn và không cần đến các đối tượng đặc biệt. Đơn thuần chỉ quán sát danh pháp và sắc pháp là vô thường, khổ và vô ngã (Bản chất thật của vạn vật)
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 12394)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành. Những niệm thiện lành trước tiên là hướng về bạn, bởi vì nếu bạn không thể hướng niệm thiện lành về bạn -- nếu bạn không thể cảm thấy một khát vọng chân thực cho hạnh phúc riêng của bạn -- sẽ không có cách nào bạn có thể chân thực ước muốn cho kẻ khác có hạnh phúc.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 6684)
Khi nói về thiền mọi người thường thấy một thiền sinh ngồi với đôi mắt nhắm lại. Chỉ có ngồi thiền không có nghĩa là thiền sinh đó đang hành thiền, mà đơn giản là anh ta có thể đang ngồi rất yên lặng và miên man trong suy nghĩ.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 12722)
Trước sự bế tắc của xã hội hiện nay để giải quyết nổi thống khổ của con người, nhiều người đã tìm đến con đường thiền định. Có người nhắm mắt đưa chân, có người dè dặt đi quanh để nhìn, có người cẩn thận nghiên cứu tìm thầy.