Dẫn Nhập

14 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8181)

Một Sức Sống Chân Thật Giữa Thế Gian
THIỀN TÔNG ĐỐN NGỘ
Thích Thông Phương
Hội Thiền Học Việt Nam PL. 2547 - DL. 2003

DẪN NHẬP

Một đạp vỡ tung vô lượng cõi
Lắc mình pháp giới bặt tăm hơi

Nói đến thiền tông là nói đến đốn ngộ. Tức chóng ngộ ngay bản tánh chính mình cùng Phật không khác, không trải qua thứ lớp, không do tu hành mới được. Đây là phá tan cái thấy còn kẹt trên thứ lớp, vượt qua giáo nghĩa phân biệt, ngộ thẳng tự tâm.

Điển hình, Đức Sơn vốn là một giảng sư kinh Kim Cang nổi tiếng mà ban đầu Sư còn không hiểu nổi và đã phát nguyện : “Kẻ xuất gia muôn kiếp học oai nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh Phật còn chẳng được thành Phật, ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt sạch những giống ấy để đền ơn Phật”. Kịp đến khi Sư gặp bà già bán bánh, nghe bà hỏi một câu, đáp không trôi, mới thấy lại : Còn có cái gì nữa? Rồi khi Sư gặp Long Đàm, đưa đèn thổi tắt, liền chợt ngộ “Trí vô sư vốn vượt ngoài chữ nghĩa đã học được”.

Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa. Nhưng tại sao có người đành quay lưng từ chối không nhận?

Kìa, Phật thành đạo là thành ở đâu? Có lẽ nào lại ở dưới cội bồ đề hay trên sao mai? Thấy như thế, thì đến tột mé vị lai hẳn cũng chưa gặp. Rồi chư Tổ tỏ ngộ là tỏ ngộ ở đâu? Quyết không thể ở nơi bộ kinh này, bộ kinh kia hay ngữ lục nọ. Moi móc kiếm tìm trong đám rừng chữ nghĩa đó thì đời đời kiếp kiếp vẫn không bao giờ gặp chư Tổ.

Kìa gió thổi thông reo, lá rung trước mắt, ánh sáng vĩnh hằng đang hiển bày ra đó. Sức sống này làm sao ghi chép chú giải?

Kìa, Tuệ Hải đến Mã Tổ toan cầu pháp vi diệu. mã Tổ bảo ngay :

Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì? Ta trong ấy không có một vật, cầu Phật pháp cái gì?

Sư lễ bái thưa : Cái gì là kho báu nhà mình của Tuệ Hải?

Mã Tổ nghiêm nghị bảo thẳng : Chính ngươi hiện đang hỏi ta, đó là kho báu của ngươi, đầy đủ tất cả không hề thiếu thốn, tự do sử dụng, đâu ngờ tìm cầu bên ngoài.

Ngay câu nói này, Sư tự nhận bản tâm không do hiểu biết, liền vui mừng lễ tạ.

A! Kho báu từ vô thủy bỗng chốc hiện bày trước ra mắt, còn gì vui sướng hơn? Nhưng đặc biệt ‘không do hiểu biết’, chỗ này chữ nghĩa làm sao ghi chép được.
Thực vậy, Thiền tông chỉ thẳng là chỉ thẳng ngay đây, khỏi phải quanh co trên lý luận dài dòng. Người nhận thì nhận liền, không cho suy nghĩ chần chờ. Phải chộp lấy thời cơ kịp lúc, nhảy qua cả ông thầy, tự sống dậy không thể nghĩ bàn. Chính vì thế, Thiền tông thường lưu truyền: “Cái thấy bằng Thầy, còn kém Thầy nửa đức, cái thấy vượt hơn Thầy mới kham truyền trao”. Phải vậy chớ, “Kia đã trượng phu, ta đây cũng vậy”. Đâu thể tự khinh mình mà còn đành lui sụt. Hãy tin chắc,ÁNH SÁNG TÂM TÔNG đang tỏa chiếu trong ta. Nói năng qua lại, đi đứng tới lui, mọi động dụng hằng ngày có thiếu thốn bao giờ đâu. “Trường An ồn náo, nước con vẫn an ổn”, ai ai đều có dẵn một chỗ bất khả xâu phạm ấy, sao không tự nhận đi, chạy tìm kiếm nơi người thì bao giờ mới được an? Chân lý thì rất đơn giản, mà con người tưởng tượng quá nhiều thành rắc rối, lạ lùng, xa lạ, đáng thương! Đây này, ngay một niệm hiện tiền bặt cả ba đời trước sau. Còn ai dối được mình? Chớ học theo Chu Kim Cang, đối diện bà già đưa bánh tới tận miệng, lạimđành ôm bụng đói ra đi. Thất đáng tiếc! đáng tiếc!

Một chút xíu đó mà xưa nay nói hoài cũng không hết. Bởi vậy, Thiền tông nêu cao tông chỉ:

Truyền riêng ngòai giáo
Chẳng lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiên tánh thành Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6637)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6054)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5295)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5804)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6036)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7717)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6312)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể