Thiền Bệnh

14 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7155)

Một Sức Sống Chân Thật Giữa Thế Gian
THIỀN TÔNG ĐỐN NGỘ
Thích Thông Phương
Hội Thiền Học Việt Nam PL. 2547 - DL. 2003

THIỀN BỆNH


Thiền vốn không bệnh, có bệnh sao gọi là thiền? Tuy nhiên, do người thực hành công phu nghiêng lệch, tâm vội vàng hấp tấp không thể nhận sâu lý thật, được ít cho là đủ, tạo cơ hội cho tính chấp ngã được nuôi dưỡng sống còn nên trở thành bệnh hoạn trên đường tu, nếu không kịp thời tỉnh giác thì nhân quả sẽ đến khó lường trước được!

Bởi lý thiền quá gần gũi, xác thật, người nhận ra chỉ trong chớp mắt nhưng sống được trong ấy hẳn không phải một ngày, hai ngày là xong. Người mới thấy dễ lầm Phật nhân thành Phật quả.

Thiền lại chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, lấy tự tin làm gốc, nên người không khéo nhận dễ thành kiêu mạn, cho TA là trên hết. Trong đây chỉ nêu một ít bệnh thường gặp, thường có để giúp cho người thực hành ngừa tránh, không rơi vào lối tẻ, đường ma mà thành tựu sức sống trọn vẹn.

I. BỆNH CHẤP LÝ BỎ SỰ, NGHIÊNH LỆCH MỘT BÊN

Người học thiền hấp tấp cứ nghĩ thiền là vượt ngoài đối đãi, không tu không chứng, vốn không có một pháp thật cho người thì có gì để làm, để học? Do đó, thấy người ngồi thiền thì chê là hcấp tướng, thấy kẻ lễ Phật thì cười là hình thức, thấy kẻ nghe giảng thì bảo là mê chữ nghĩa v.v… trái lại tự mình sống buông thả như người tầm thường không tu, cho đó là TA đạt thiền. Đây là bệnh nghênh lệch bên lý, thiếu sức sống thật.

Hãy xem Lục Tổ gạn hỏi Hoài Nhượng:

- Có tu chứng chăng?

Hoài Nhượng thưa:

- Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô chẳng thể được.

Với chỗ thấy của ngài Hoài Nhượng thì không hoàn toàn bác bỏ tu chứng đã biết chỗ rốt ráo đó vốn không một vật gì có thể so sánh nhưng phải công phu thực hành sâu xa mới chứng nghiệm được, đâu phải để tự nhiên mà biết. Song tuy nói tu chứng nhưng thực ra nó vốn chưa từng có gì nhiễm ô được nên cũng không có chỗ để tu, để chứng, để được gì thêm nữa. Đây, chính là người có công phu thực sự mới nói lên được rõ ràng như thế. Nếu người kẹt trên lý suông thì khi bị gạn hỏi như thế hẳn sẽ đáp: “Không có tu chứng” vì không có một vật gì có thể so sánh thì tu chứng cái gì? Tuy nhiên với người có chỗ sống chân thật, nghe nói thế liền biết ngay, người này chỉ thấy một bên lý, chưa có sức sống thật sự. Người tu thiền chân chánh cần xét kỹ điểm này, chớ để nhân lành thành quả dữ!

II. BỆNH TRI GIẢI - THIỀN NÓI

Hòa thượng phù Sơn Pháp Diễn nói với Đạo Ngô Chân rằng: “Người học đạo chưa đến nơi đến chốn, tự khoe thấy nghe, đuổi theo hiểu biết, dùng miệng lưỡi để hơn thua nhau, khác nào nhà xí bồi đồ nhơ nhớp chỉ làm tăng thêm mùi hôi thối mà thôi.”

Đây là, cứ lo hơn thua trênc ái miệng, đề cao cái Hiểu Biết của mình mà quên mất công phu thực tu, thực chứng. Đó là bệnh MÓI THIỀN, cần phải tránh!

III. BỆNH KIÊU NGẠO NGÔNG CUỒNG

Người có công phu thấy được chút ít lẽ thật, vội chấp vào đó là sở đắc của mình, chưa có sức sống chân thật sâu sa nên sanh tâm kiêu mạng. Thấy mình là hơn tất cả, vì ít ai có chỗ thấy được như mình. Nếu không sớm tỉnh, lâu ngày thành thói quen, thấy trước mắt như không người, chẳng có ai BIẾT ta, chỉ TA biết TA thôi, bèn trở thành ngông cuồng, xem thường nhân quả, rất nguy hiểm.

Như trong hội chúng của Thiền sư Bạch Ẩn có một ông tăng điên nghĩ rằng mình đã chứng đạt nhứt tính với Phật. Ông xé kinh sách và dùng làm giấy vệ sinh bị Bạch Ẩn quở trách (xem phần Một Sức Sống sáng tạo).

Thiền sư Quảng Trí bảo: “ Miệng nói niệm Phật, tụng kinh, lễ lạy là Tiểu thừa chấp tướng, dạy người tu tập, còn chính mình thì ngồi chơi. Hoặc suốt năm chẳng lạy một vị Phật nào, chẳng một lần lễ sám hối, chẳng tụng một bộ kinh. Trái lại, những sách vỡ thế gian không cần thiết thì ghi chép, hạnh người tu không làm việc thế tục mà làm, xưng là bác học. Khinh rẻ quả Phật không chịu tu, cũng không cần làm chút điều lành. Khiến cho trẻ nhỏ hậu sanh ra vẻ thông minh, chỉ tìm kiến giải, vừa có chỗ hiểu biết liền cho là một nhảy thẳng vào, còn gì phải nói. Rồi ngông cuồng, ngạo mạn, cống cao trừng trợn, miệng nói bừa bãi, thân không chọn bạn. Chẳng nghĩ đến tình dục thế gian vẫn đầy tràn không ngằn mé, thế nào lại dùng lời haọt bát mà phá vỡ cửa nhân quả! Tự làm, làm lầm mọi người, đâu tránh khỏi bị chìn đắm. Nếu chẳng bị ma thâu nhiếp, nhất định phải đọa mãi nơi tam đồ, chịu cảnh núi đao rừng kiếm để đền lại cái nhân trước kia và mang lông đội sừng để đáp trả cái quả sau đó.”

Người biết rõ nhân quả, nghe đến chẳng rùng mình sao?

IV. BỆNH CHẤP KHÔNG, KHINH THƯỜNG NHÂN QUẢ

Bổi chấp lầm theo kiến giải thô cạn, nghe chỗ lý tột của thiền là bặt niệm đối đãi, không tướng phàm thánh, thiên đường địa ngục có thể được, bèn mặc tình mắng Phật, chửi Tổ, chê kinh. Song, đó chỉ là nghe hiểu, mà Tâm thật chưa đến , vội đi chê bai tất cả, không ngờ thân mình lọt vào lưới mà mà không hay biết.

Thiền sư Quảng Trí bảo: " Những người họ đạo, nếu như hành chưa đoạn , tập khí phiền não lại sâu đậm, ghé mắt sanh tình, chạm trần thành trệ, dù rõ ý xong ý nghĩa sanh tử mà sức kia chưa đủ, chẳng thể chấp rằng:" ta đã ngộ xong, phiền não tánh là không , nếu khởi tâm tu lại là điên đảo". Thế nhưng, tánh phiền não dù không, mà hay khiến thọ nghiệp. Nghiệp quả không tánh, mà cũng tạo nhân khổ. Khổ đau tuy hư dối vậy mà khó nhẫn là sao ?"

Nghĩa là miệng nói không mà tâm chưa không thì đâu tránh khỏi nhân quả, chớ bảo là hoàn toàn không có gì.

Ở một đoạn khác , thiền sư Quảng Trí lại bảo: "Người xưa nói :- Kẻ học đạo dòm thấy một chút pháp không, rồi nghe người tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, thực hành các thứ hạnh, liền bảo:" Pháp lìa danh tự, nều theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng". Đây là hạng người trong tâm ngoài miệng trái nhau. Đâu chẳng thấy Kinh Lăng Nghiêm nói:" Nếu ở trong định kia, các thiện nam thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm sáng tỏ, tự cho mình là đủ, thì có một phần đại ngã mạng, bị ma nhập tâm phủ. Họ bảo, một niệm vượt qua ba vọ số kiếp, trong tâm còn xem thường cả mười phương Như Lai, huống chi hàng Thanh Văn, Duyên Giác ở bậc dưới. Chẳng lễ tháp miếu, kinh thường kinh tượng, cho đây là đồng, vàng , gỗ, đất. Và bảo nhục thân là chân thường mà chẳng tự cung kính, lại đi sùng mộ gỗ đất thật là điên đảo. Quả làm nghi lầm người sau vậy. Phải biết, chấp không mà phá tướng như thế đều là quyến thuộc của ma. Mặc cho tất cả đều không, sanh không, tử cũng không, nhưng vua Diêm La chẳng không thì làm sao đây ? Thật đáng thương xót !"

Đó gọi là Si không, mê lầm nhân quả là bệnh chẳng phài thiền cần phải tránh !

V. BỆNH TỰ MÃN DỪNG BƯỚC GIỮA ĐƯỜNG

Người học được một ít lý thiền, hiểu được một vài công án, liền tưởng mình đã đạt thiền, đã đủ vốn liếng khôgn cần học hỏi, tìm hiểu, thưa thỉnh gì thêm. Không ngờ tập khí ngã mạn ngấm ngầm nổi dậy, thấy ta hơn gnười, ta tự đầy đủ, ta biết hết rồi v.v… thành mở đường cho cái ta sống dậy mà không hay biết. Sự thật cái hiểu của mình có được bao nhiêu so với mười trí của Phật đã được mấy cái mà vội tự mãn quá thế? Đây là bệnh chẳng phải thiền.

Thiền sư Tâm ở Hoàng Long sau khi đại ngộ, Sư vẫn sống chung lộn với chúng và thường hay tìm hêỉu dứt khaót về lời dạy của Vân Môn. Hòa thượng Huệ Nam thấy vậy bèn hỏi:
- Đã biết việc này rồi thì thôi, ông còn dụng nhiều công phu để làm gì?
Sư thưa:
- Dạ, chẳng đúng. Hễ còn một mảy may nghi ngờ là chưa đến hàng vô học, đâu thể tự do tung hoành xoay chuyển trời đất được.
Hòa thượng Huệ Nam công nhận.
Kinh nghiệm của người thực sống, thực hiểu đầy đủ là như thế. Người chân thật có đạo tâm cần thấy rõ!

VI. TÓM KẾT
Thiền sư Quảng Trí bảo: “Pháp tánh không bờ mé, biển hạnh khó đo lường. Vì vậy khoảng trong sát na hành đủ vô số kiếp, hoặc hằng hà sa kiếp chưa hết một niệm. Đều bởi, người có hiền ngu, căn cơ có lợi độn mà ngộ có chậm mau vậy. Hoặc đã ngộ nhập thôi dứt quá sớm, trí chẳng vào tới đạo vi điệu, thì khó thắng nổi tập khí. Nếu một niệm chẳng hết sạch , tức là cội gốc sanh tử, sẽ bị nghiệp lôi đi, trở vào trong bào thai thân sau.”

Nói chung người tu thiền phải luôn luôn thấy rõ chính mình trong mọi trường hợp, không để một chút bóng tối xen vào khiến che mờ chân tánh. Điều nên nhớ là, mình đang sống trở về chân, thì phải chân thật với chính mình, không thể dối mình bằng lý này lý nọ. Một điểm qua trọng nhất không thể lầm lẫn là, phải luôn luôn sáng ngời không để tướng ngã xen vào mà không hay biết. Có tướng ngã vào, nhất định là bệnh, dù lý luận bao che cách mấy cũng không khỏi! Mà chúng ta đều là những người hiện còn đang tu, chưa phải đến quả cứu cánh thì ai dám bảo là hoàn toàn sạch hết tướng ngã ?. Đã chưa thật sạch hết thì dám tự hào hay sao? Vừa có niệm tự hào thì chính nó đã hiện ra rồi, đâu thể che mắt được bậc thiện tri thức! Cần phải một phen sáng là sáng mãi tột mé vị lai không cùng tận, chẳng dừng lại ở bất cú chỗ nào. Mong huynh đệ chúng ta hãy cẩn thận !

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10341)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.
25 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11194)
"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình."
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14579)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6030)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13439)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15592)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9144)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13489)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11941)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8908)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.