Muốn tỏ ngộ là một sai lầm lớn

25 Tháng Mười Một 201417:35(Xem: 11121)
MUỐN TỎ NGỘ
Là một SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt
Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn



















"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình." -Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn, tác giả của cuốn  “Coming to Our Senses” 

" SỰ GIÁO HÓA của Thiền sư Sùng Sơn sẽ luôn luôn mang lại tia sáng rất lớn soi vào cõi đời. Trí thông minh sắc sảo phi thường, sự can đảm và lòng Từ bi của ngài đưa đến cho chúng ta trong cuốn sách tuyệt vời và quan trọng này. Hàng ngàn môn sinh đã được thấm nhuần lợi lạc từ trí tuệ sâu rộng của ngài. Bây giờ nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ đến để hiểu biết trái tim của con người thật quý hiếm và sâu sắc này." - Joan Halifax, Viện trưởng Trung Tâm Thiền Upaya
blank
Tổ sư Sùng Sơn – Hạnh Nguyện

















Thành kính tưởng niệm 10 năm viên tịch: 
Tổ sư Sùng Sơn – Hạnh Nguyện 
(30. 11. 2004 – 30. 11. 2014)
Dép cỏ lối về còn hiển hiện
Hoa đàm tuy rụng vẫn thơm hương
NỘI DUNG
Lời Nói Đầu 6
Lời Người Biên Tập 14
Tỏ ngộ 19
Hòa Thượng Nuôi Rận 22
Hành Động Không - Suy Nghĩ 30
Bắn Phật! 38
Tại Sao Thiền Có Vẻ Khó  40
Tâm Điên 43
Tâm Cố Gắng Của Thiền Sư Cổ Phong 47
Quán Ếch 51
Ngón Cái - và - Ngón Trỏ Thiền của Thiền Sư Mãn Không 53
Y Phục Nguyên Thủy 60
Những Điều Tốt  66
Phong Cách Tự Nhiên  68
Bồ Tát Thu Phí 69
Mũi Tên Thuốc Độc 71
Những Nhà Sư Tu Hành Đặc Biệt 73
Sự Khởi Đầu Của Thế Giới Này 81
Tại Sao Chúng Ta Có Mặt Ở Đây ? 84
Sự Sai Lầm Của Lục Tổ 89
Phật Thật Ở Đâu? 93
Bản Thể Thiên Chúa 94
Con Chó Giết Chết Triệu Châu 96
Không Chứng, Không Đắc 97
Không Chứng, Không Đắc (Phần Hai) 101
Thiền Toán 102
Tôi Muốn Chết ! 105
Tạo Ra Sanh Tử 107
Phép Lạ Thần Thông 110
Thiên Chúa Là Gì? 112
Thiền và Hòa Bình Thế Giới 115
Giữ Tâm Chẳng Động 120
Tại Sao Trời Xanh? 123
Ai Tạo Ra Bạn? 126
Phá Thai 134
Làm Gì Khi Mê Ngủ 139
Thiền Xi-Nê  142
Giết Hại Cây Cối 144
Thiền Sư Trong Tình Yêu 147
Nói Về Nghiệp 148
Bạn Là Người Máy  160
Bản Thể  Không Mạnh 164
Chúng Sanh Không Thể Độ Tận 165
Thiền, Chiêm Tinh và Nghiệp 166
Thiền Sư Sùng Sơn Nhớ Thầy 173
Những Bậc Thầy Hành Động Phóng Khoáng 179
Tuệ Giác Trong Thiền - Ba Khóa Học Về Thiền Toán 187
Nhớ Nhà 197
Học Hỏi từ Las Vegas 198
Một Cảm Giác Đúng Về Phương Hướng  202
Đau Khổ Nhiều, Nguyện Lực Lớn 206
Phụ Nữ Không Thể Thành Phật ! 213
Thư Gửi Nhà Độc Tài 214
Cuộc Đời Niên Thiếu của Thiền Sư Sùng Sơn 249
Phần Phụ Lục
Đôi Nét Về Người Dịch 250
Tiểu sử Tổ sư Thông Ân
Khai sơn Sắc Tứ Linh Sơn Trường Thọ Tự

GIỚI THIỆU SÁCH

 Giáo sư Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn, tác giả của cuốn  “Coming to Our Senses đã viết:

 “MỘT NHÂN VẬT quan trọng trong việc truyền tải Thiền tông đến phương Tây, đó là Đại Thiền sư Sùng Sơn, được biết ngài với phong cách giáo hóa trực tiếp Thiền đốn ngộ, đáng ngạc nhiên và thường hài hước. Ngài dạy rằng Thiền không phải là việc ham muốn đạt được sự tỏ ngộ, mà là thực hành từ ‘Tâm không-biết’. Nó có ‘trước khi suy nghĩ’, phát huy lòng Từ bi chân thật và phụng sự tha nhân một cách phát khởi tự nhiên.”

 Bộ sưu tập này là những câu chuyện giảng dạy qua các cuộc pháp thoại và thỉnh vấn của những thiền sinh khi ngài còn hiện tiền. Nó cung cấp cho độc giả sự mới mẻ và cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị với một trong những Thiền sư vĩ đại của thế kỷ Hai mươi.

 Mặc dù Thiền sư Sùng Sơn thường trú rất lâu tại Hoa Kỳ từ năm 1972, nhưng ngài không thi lấy Quốc tịch Mỹ, ngài vẫn là một công dân Hàn Quốc. Khi mãn duyên hóa độ, ngài trở về quê hương chốn Tổ tịnh dưỡng trong những ngày tháng cuối đời. Ngài đã nhập diệt vào sáng 30 tháng 11 năm 2004, tại Nam Hàn. Nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thân. Trụ thế 77 tuổi, Tăng lạp 56. Kế thừa Đạo nghiệp Tông phong Tổ vị 55 năm.

Để tưởng niệm công ơn giáo hóa và sự hoằng truyền Chánh pháp Nhãn tạng khắp nơi trên thế giới mà ngài đã lưu dấu trên vạn nẻo đường nhân gian sanh tử. Sư THÍCH HUYỀN GIÁC (Hyon Gak Sunim) đã bỏ công biên soạn tập sách này khá lâu và chỉnh sửa một số văn bản tiếng Anh của Thiền sư Sùng Sơn, bao gồm Thiền Tông Chỉ Nam (Compass of Zen) và Chỉ Không biết (Only Don’t Know). Ông đã nhận được Ấn khả (Inka) từ Thiền sư vào năm 2001, và hiện đang là Giáo thọ linh hướng của Trung tâm Thiền Quốc tế tại Tổ đình chùa Hoa Khê, thủ đô Seoul, Nam Hàn.

 Ông là một người Mỹ, tên được sanh ra là Paul Muenzen, ở Rahway, New Jersey. Ông đã học Đại học Yale và tốt nghiệp Cao học Thần học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ông xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Sùng Sơn vào năm 1992 tại chùa Nam Hoa, nơi thờ nhục thân Lục Tổ Huệ Năng ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ông đã hoàn thành hơn hai mươi khóa thiền, mỗi khoá chín mươi ngày chuyên sâu và trải qua gian khổ ba trăm ngày tĩnh tâm thiền định một mình trên vùng núi cao của Hàn Quốc.

 Chúng tôi dịch xong cuốn Thiền Tông Chỉ Nam và nghĩ rằng đã hoàn tất lời phát nguyện trong việc chuyển ngữ trọn bộ sáu cuốn sách Thiền của ngài. Sau đó sẽ được nghỉ ngơi an dưỡng. Nhưng nhận thấy công trình sưu tập của Thiền sư Huyền Giác qua đề tựa Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn trong cuốn sách này thật tuyệt diệu. Tôi liền phát tâm chuyển ngữ tiếng Việt để ấn tống cúng dường một ngàn cuốn tại Hoa Kỳ, nhân dịp tưởng niệm 10 năm ngày Đại Sư phụ của chúng tôi viên tịch (30.11.2004 30.11.2014). Thành kính đãnh lễ ngài với tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc mà ngài đã thấu hiểu tâm tôi và đã ban ơn tế độ trong một lần chết đi sống lại.

 

California - cuối Thu, 20 tháng 11, 2014

Thích Giác Nguyên

Khể thủ


pdf_download_2
XEM NỘI DUNG CHI TIẾT PHIÊN BẢN PDF

Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn
(Xem online nơi mục lục bên phải phía bên trên (Work in progress)

XEM CÁC SÁCH DỊCH KHÁC CÙNG DỊCH GIẢ (bấm vào hàng chữ tên Dịch Gỉa phía bên trên góc trái)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10269)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14419)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5954)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13343)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15462)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9103)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13402)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11869)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8825)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9440)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.