● Khai Thị Tại Thủ Đức

30 Tháng Mười 201000:00(Xem: 23941)

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ
(Từ năm 1992-1999) 
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

7.

KHAI THỊ TẠI THỦ ĐỨC

 

Hỏi: Thiền tông tại sao nói “té chết rồi phải tan nát?”

Đáp: Phá được Trùng quan đã ra khỏi luân hồi, ấy là do có ngộ, nhưng trong tâm còn giữ cảnh giới ngộ chưa tan rã. Cho nên, dù phá được Trùng quan, chưa đến triệt để, phải phá được Mạt hậu Lao quan, cảnh giới ngộ tan rã, sát na đó đến mới là tới cuối cùng, chẳng còn mê nữa, mới được cứu cánh, nên nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”.

Hỏi: Thế nào là sanh tử tự do?

Đáp: Trong Truyền Đăng Lục có một câu chuyện như sau:

Một vị vua nghe nói có một thiền sư đã kiến tánh sống ẩn trong núi, bèn sai đại thần rước về Kinh thành xin thỉnh giáo. Đại thần vào núi truyền thánh chỉ của vua, Thiền sư chẳng ngó ngàng đến, cũng chẳng chịu đi. Mời một lần, hai lần đều không được, đến lần thứ ba, vua nổi giận lên, bảo:

- Lần này nếu Thiền sư không đến thì hãy mang cái đầu y về.

Đại thần đến gặp Thiền sư, nói:

- Kỳ này nếu Ngài không chịu đi, vua ra lệnh phải mang đầu của ngài về. Dĩ nhiên con chẳng dám lấy đầu của ngài, nhưng e rằng đầu của con cũng không giữ được! Mong ngài thương tình, hãy cùng con đi gặp vua.

Thiền sư nói: Vậy mời quan cứ đi về trước, tôi sẽ đi sau.

Đại thần nói: Thôi, xin ngài hãy cùng đi một lượt để con chăm sóc ngài.

Thiền sư nói: Cũng được. Rồi quay lại hỏi các đệ tử:

- Có ai muốn đi cùng thầy không?

Một đệ tử nói: Con xin đi cùng thầy.

Thiền sư hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?

- Năm mươi dặm.

- Không được.

Vị khác nói: Con xin đi cùng thầy.

Hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?

- Bảy mươi dặm.

- Không được.

Vị khác xin đi cùng, hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?

- Chín mươi dặm.

- Cũng không được.

Cuối cùng, một thị giả nói: Con xin đi cùng thầy.

Hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm.

Thị giả đáp: Con không biết, hễ thầy đến là con đến.

Thiền sư nói: Vậy thì được.

Nói xong liền ngồi ngay thị tịch, Thị giả cũng đứng một bên tịch luôn. Đại thần mới biết uy quyền của vua chẳng thể áp đặt cho Thiền sư. Cho nên sanh tử tự do, tự mình làm chủ được mới dứt hết tất cả khổ. Hễ còn một chút khổ chưa dứt sạch, dù muôn ngàn kiếp sau khổ còn trở lại, cũng chẳng được gọi là tự do tự tại, vì còn bị thời gian số lượng hạn chế. Sự tích cực của Phật pháp là hiển bày sự dụng chẳng bị hạn chế, không gì có thể so bằng.

Hỏi: Một số sách Thiền ở Việt Nam dẫn chứng rằng Tổ Qui Sơn Linh Hựu chủ trương Thiền Giáo song hành phải không?

Đáp: Có hai chữ “chủ trương” đã là không đúng rồi, tất cả vốn sẵn sàng, làm sao thêm vào chủ trương được! Hai chữ “cho là” cũng không đúng; cho là “phải” là thị, cho là “không phải” là phi, có thị phi tức sanh ra tranh cãi làm sao có thể đúng được!

Hỏi: Hiện nay có một số tác phẩm về Thiền học lưu hành tại Việt Nam như Nguồn Thiền của ngài Tông Mật, Chơn Tâm Trực Thuyết, Thập lục Ngưu Đồ, Thiền Luận của ông Suzuki, Thiền Đạo Tu Tập của Trương Trừng Cơ v.v… hành giả tham thiền có thể nhờ những tác phẩm trên tăng thêm kiến giải về Thiền học được không?

Đáp: Thiền Luận của Suzuki là giải thích công án, tác dụng của công án là để cho hành giả ngay đó ngộ, nếu không ngộ thì phải phát nghi, rồi từ nghi đến ngộ, bây giờ đem công án giải thích ra, lắp bích cửa ngộ của hành giả, chẳng những không giúp ích, lại thành chướng ngại, không thêm phát khởi nghi mình, gọi là bất nghi bất ngộ.

- Nguồn Thiền là đem Tổ Sư Thiền và giáo môn hòa lẫn nhau diễn thành giáo lý. Lý đó ở Giáo môn rất cùng tột, nhưng chính vì có cái lý, ở Thiền môn lại thành lý chướng. Cho nên, phái Hà Trạch - Thần Hội truyền tới ngài Khuê Phong là tuyệt truyền. Nếu học về Giáo môn thì rất hay, trước kia tôi cũng trích một đoạn trong đó dạy về Giáo môn, nhưng áp dụng cho Thiền môn thì không được.

- Về Thiền Đạo Tu Tập của Trường Trừng Cơ, ông ấy là người tu Mật tông là giáo sư dạy môn Triết ở Mỹ, nay đã mất. Lúc hai mươi tuổi đi học Mật tông ở Tây Tạng, đối với Tổ Sư Thiền chỉ là nghiên cứu, không có thực hành, đọc sách thiền của Nhật Bản rồi cho Mặc chiếu là của Tông Tào Động, thật là sai lầm. Mặc chiếu là tà thiền, ngài Đại Huệ trong lá Thư Thiền cũng đã chỉ trích về vấn đề này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6617)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6042)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5260)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5751)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6027)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7698)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6291)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể