● Khai Thị Tại Thủ Đức

30 Tháng Mười 201000:00(Xem: 23949)

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ
(Từ năm 1992-1999) 
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

7.

KHAI THỊ TẠI THỦ ĐỨC

 

Hỏi: Thiền tông tại sao nói “té chết rồi phải tan nát?”

Đáp: Phá được Trùng quan đã ra khỏi luân hồi, ấy là do có ngộ, nhưng trong tâm còn giữ cảnh giới ngộ chưa tan rã. Cho nên, dù phá được Trùng quan, chưa đến triệt để, phải phá được Mạt hậu Lao quan, cảnh giới ngộ tan rã, sát na đó đến mới là tới cuối cùng, chẳng còn mê nữa, mới được cứu cánh, nên nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”.

Hỏi: Thế nào là sanh tử tự do?

Đáp: Trong Truyền Đăng Lục có một câu chuyện như sau:

Một vị vua nghe nói có một thiền sư đã kiến tánh sống ẩn trong núi, bèn sai đại thần rước về Kinh thành xin thỉnh giáo. Đại thần vào núi truyền thánh chỉ của vua, Thiền sư chẳng ngó ngàng đến, cũng chẳng chịu đi. Mời một lần, hai lần đều không được, đến lần thứ ba, vua nổi giận lên, bảo:

- Lần này nếu Thiền sư không đến thì hãy mang cái đầu y về.

Đại thần đến gặp Thiền sư, nói:

- Kỳ này nếu Ngài không chịu đi, vua ra lệnh phải mang đầu của ngài về. Dĩ nhiên con chẳng dám lấy đầu của ngài, nhưng e rằng đầu của con cũng không giữ được! Mong ngài thương tình, hãy cùng con đi gặp vua.

Thiền sư nói: Vậy mời quan cứ đi về trước, tôi sẽ đi sau.

Đại thần nói: Thôi, xin ngài hãy cùng đi một lượt để con chăm sóc ngài.

Thiền sư nói: Cũng được. Rồi quay lại hỏi các đệ tử:

- Có ai muốn đi cùng thầy không?

Một đệ tử nói: Con xin đi cùng thầy.

Thiền sư hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?

- Năm mươi dặm.

- Không được.

Vị khác nói: Con xin đi cùng thầy.

Hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?

- Bảy mươi dặm.

- Không được.

Vị khác xin đi cùng, hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?

- Chín mươi dặm.

- Cũng không được.

Cuối cùng, một thị giả nói: Con xin đi cùng thầy.

Hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm.

Thị giả đáp: Con không biết, hễ thầy đến là con đến.

Thiền sư nói: Vậy thì được.

Nói xong liền ngồi ngay thị tịch, Thị giả cũng đứng một bên tịch luôn. Đại thần mới biết uy quyền của vua chẳng thể áp đặt cho Thiền sư. Cho nên sanh tử tự do, tự mình làm chủ được mới dứt hết tất cả khổ. Hễ còn một chút khổ chưa dứt sạch, dù muôn ngàn kiếp sau khổ còn trở lại, cũng chẳng được gọi là tự do tự tại, vì còn bị thời gian số lượng hạn chế. Sự tích cực của Phật pháp là hiển bày sự dụng chẳng bị hạn chế, không gì có thể so bằng.

Hỏi: Một số sách Thiền ở Việt Nam dẫn chứng rằng Tổ Qui Sơn Linh Hựu chủ trương Thiền Giáo song hành phải không?

Đáp: Có hai chữ “chủ trương” đã là không đúng rồi, tất cả vốn sẵn sàng, làm sao thêm vào chủ trương được! Hai chữ “cho là” cũng không đúng; cho là “phải” là thị, cho là “không phải” là phi, có thị phi tức sanh ra tranh cãi làm sao có thể đúng được!

Hỏi: Hiện nay có một số tác phẩm về Thiền học lưu hành tại Việt Nam như Nguồn Thiền của ngài Tông Mật, Chơn Tâm Trực Thuyết, Thập lục Ngưu Đồ, Thiền Luận của ông Suzuki, Thiền Đạo Tu Tập của Trương Trừng Cơ v.v… hành giả tham thiền có thể nhờ những tác phẩm trên tăng thêm kiến giải về Thiền học được không?

Đáp: Thiền Luận của Suzuki là giải thích công án, tác dụng của công án là để cho hành giả ngay đó ngộ, nếu không ngộ thì phải phát nghi, rồi từ nghi đến ngộ, bây giờ đem công án giải thích ra, lắp bích cửa ngộ của hành giả, chẳng những không giúp ích, lại thành chướng ngại, không thêm phát khởi nghi mình, gọi là bất nghi bất ngộ.

- Nguồn Thiền là đem Tổ Sư Thiền và giáo môn hòa lẫn nhau diễn thành giáo lý. Lý đó ở Giáo môn rất cùng tột, nhưng chính vì có cái lý, ở Thiền môn lại thành lý chướng. Cho nên, phái Hà Trạch - Thần Hội truyền tới ngài Khuê Phong là tuyệt truyền. Nếu học về Giáo môn thì rất hay, trước kia tôi cũng trích một đoạn trong đó dạy về Giáo môn, nhưng áp dụng cho Thiền môn thì không được.

- Về Thiền Đạo Tu Tập của Trường Trừng Cơ, ông ấy là người tu Mật tông là giáo sư dạy môn Triết ở Mỹ, nay đã mất. Lúc hai mươi tuổi đi học Mật tông ở Tây Tạng, đối với Tổ Sư Thiền chỉ là nghiên cứu, không có thực hành, đọc sách thiền của Nhật Bản rồi cho Mặc chiếu là của Tông Tào Động, thật là sai lầm. Mặc chiếu là tà thiền, ngài Đại Huệ trong lá Thư Thiền cũng đã chỉ trích về vấn đề này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11778)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13533)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7451)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8084)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: