Bản Thể Thiên Chúa

27 Tháng Mười Một 201421:02(Xem: 5964)
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Bản Thể Thiên  Chúa

Có một phụ nữ đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

 –Thầy có tin vào Thiên Chúa không?

  –Tất nhiên rồi!

 

Bà ta trở nên lúng túng bèn nói: "Thầy là một tu sĩ Phật giáo và là một Thiền sư. Vậy tại sao thầy có thể tin vào Thiên Chúa? "

–Tôi có thể tin đôi bàn tay của tôi. Tôi tin vào mắt, tai, mũi,

lưỡi, thân và tâm của tôi. Thế thì tại sao lại không tin vào Chúa? Nếu cô tin vào Chân ngã của cô hoàn toàn, sau đó cô có thể tin trời xanh, cây xanh, chó sủa "Gâu! Gâu!" Nó rất đơn giản, phải không?

 Người phụ nữ im lặng một lúc.

 

Thiền sư Sùng Sơn tiếp tục: "Đạo Phật dạy, Một bằng một, mỗi vật toàn vẹn." Điều đó có nghĩa là tâm cô được hoàn hảo. Làm thế nào tâm cô được hoàn hảo? (Đập Thiền trượng lên sàn nhà). Chỉ cần điểm này. Cô có nghe không? (Đập lên sàn.) Điểm này đã được toàn vẹn. Nếu cô suy nghĩ, nó không được toàn vẹn. Nhưng trong thời điểm hiện tại này (Đập lên sàn),  chỉ cần nghe rõ âm thanh này. Vào lúc đó, âm thanh này và cô (Đập lên sàn), đã trở thành một, cô và vũ trụ đã trở thành Một. không có chủ thể, không có đối tượng; không có bên trong, không có bên ngoài. Bên trong và bên ngoài đã trở thành Một. Gọi đó là Tuyệt đối, hoặc Chân lý.

Vì vậy, nếu cô giữ cho tâm này (Đập lên sàn), tức là tâm của cô đã được toàn vẹn. Mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, và tất cả mọi thứ đã được toàn vẹn. Âm thanh này (Đập lên sàn),  là bản thể của cô: Bản thể của âm thanh này và bản thể của cô đã trở thành một; Bản thể của tôi và bản thể của âm thanh này đã trở thành một. Nó giống như bản thể mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao — tất cả bản thể đều giống nhau. Vì vậy, Đạo Phật dạy, "Vạn vật đồng nhất thể” Mỗi vật đều có nó. Nó và bụi hòa nhau.' Điều này có nghĩa là bản thể âm thanh, danh xưng và hình thức, đã trở thành Một. Chúng ta hãy xem băng đá, nước và hơi nước. Các danh xưng và các hình thức khác nhau, nhưng về cơ bản tất cả nó vẫn là H2O. Trong bản thể của nước là H2O. Băng hay đá là H2O. Hơi là H2O. Danh và Sắc khác nhau, nó liên tục thay đổi theo điều kiện, mà thực chất là như nhau. "

 

Người phụ nữ nói: "Nhưng điều thầy vừa mới nói có vẻ khó hiểu, và không liên quan đến câu hỏi về Thiên Chúa của  tôi,"
            Thiền sư đáp:

–Hãy buông tất cả xuống, Được chứ? Nếu cô đang suy nghĩ cái điều tôi vừa nói có vẻ rất khó khăn. Nhưng nếu cô không suy nghĩ, thì không có vấn đề gì. Nếu cô đang suy nghĩ, cô đã tạo ra 'Tôi,' của tôi ', Descartes nói: "Tôi suy tư, do đó tôi có mặt." Suy tư tạo ra 'Tôi.'; suy tư tạo ra tất cả mọi thứ. Nhưng nếu cô không suy tư, tức thì là gì? Khi cô đang suy tư, cô tạo ra toàn thể vũ trụ này, cô tạo ra tất cả mọi thứ: Phật, Chúa, ma, quỷ, thánh, phàm…... Và sau đó cái 'Tôi', 'Chúa' và 'Phật' và tất cả mọi thứ đều tách biệt. Nhưng nếu cô giữ thời điểm hiện tại này (Đập lên sàn), khoảnh khắc sau đó cô và Thiên Chúa không bao giờ tách biệt. Nó rất dễ dàng, phải không?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6972)
Nếu bạn hỏi tôi giải thích cái mà bạn gọi là đốn ngộ (satori-événement) và bảo tôi lý giải giữa hằng giác (satori-état) và đốn ngộ, tôi sẽ nói rằng: “Mỗi người chúng ta, không có trường hợp ngoại lệ - mọi chúng sanh và ngay cả mọi loài hữu tình – đều ở trong hằng giác.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6706)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng. Người ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách giơ ngón tay lên hay đập nắm tay xuống bàn hay chỉ bằng cách cứ im lặng. Đây là những câu đáp không lời cho câu hỏi “Thiền là gì?”, đây là biểu lộ chân thực của những gì trú ẩn sâu kín vượt ngoài ngôn từ và sự phân tích có tính cách lý trí.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5812)
Trong thế giới vật lý, ngọc quý là vật do thiên nhiên tạo hóa, hiếm có, và vì thế có giá trị ở mặt đồng tiền, thẩm mỹ và quý hiếm. Song, những việc thuộc thế giới vật lý dù có giá trị đến đâu cũng có giới hạng của chúng ở trong vòng tương đối.
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7398)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức. Thiền cũng không phải là nền triết học với những hệ thống luận lý mang tính chủ quan của vỏ não; cũng không phải là ngành khoa học với những cơ cấu lập trình và máy móc phức tạp.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7909)
Đại sư Lục tổ Huệ Năng là một nhân vật lịch sử đang đi vào huyền thoại. Sử tích của ngài mặc dù đã được ghi chép trên giấy trắng mực đen là quyển kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, nhưng những mẫu truyện huyền hoặc về cuμc đời ngài thỉnh thoảng vẫn làm mờ đi phần nào sự thực.
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6744)
Thiền sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản. Hara ở ven Vịnh, nhìn ra Thái Bình Dương, gần núi Phú Sĩ.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7254)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự? Chính cái tình thức của ta bị chia chẻ manh mún bởi sự lộng hành vô độ của dục ái, đã đẩy đưa ta lang thang từ vạn kiếp luân hồi với bao khổ lụy bi ai.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9890)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm… Cá nhân quý thầy kinh nghiệm, sổ tức là một pháp quán căn bản rất cần thiết cho một người bắt đầu tập ngồi thiền.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9997)
Lối vào đạo thì nhiều, nhưng đường vào thiền thì không cửa, miễn sao nhận ra và sống về tự tánh vốn tự sáng tịnh nơi chính mình thì khế hợp thiền. Bởi nhắm thẳng tự tánh mà không câu nệ kẹt trên phương tiện, nên thiền tuy có phương pháp mà không thành phương một phương pháp cố định.