Hiện Pháp Lạc Trú

29 Tháng Mười 201200:00(Xem: 66628)

HIỆN PHÁP LẠC TRÚ
Nhiều Tác Giả


hienphaplactruTrong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạy hoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh. Trong ý hướng đi tìm hiểu sự việc, ban biên tập Thư Viện Hoa Sen sao lục các văn kinh liên hệ và trình bầy các ý kiến của các nhà học Phật. Trước hết chúng tôi liệt kê văn kinh cả Pali và Sanskrit với các link dẫn nguồn:

Nguồn Tư Liệu

Nếu như chúng ta chấp nhận quan điểm cho rằng, trong 5 bộ Nikaya “Kinh Tương Ưng Bộ” là bộ kinh được kết tập sớm nhất, kê đến là “Kinh Trung Bộ”, “Kinh Trường Bộ”, “Tăng Chi Bộ” và “Tiểu Bộ” thì bài kệ này được xuất hiện khá sớm trong “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 1, Chương I: Tương Ưng Chư Thiên, phẩm Cây Lau, Kinh Rừng Núi số 10, trang 18, HT. Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1993. với nội dung:

Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Do vậy, sắc thù diệu.

Do mong việc sắp tới,
Do than việc đã qua,
Nên kẻ ngu héo mòn,
Như lau xanh rời cành.

Cũng với nội dung này, sau đó đến “Kinh Trung Bộ” tập 3 được phát triển thành 4 kinh: Thứ nhất là “Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả” (Bhaddekarattasuttam) số 131, với nội dung gồm 2 phần tổng thuyết và biệt thuyết. Phần tổng thuyết bằng bài kệ 16 câu:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

..../.... (Xin xem thêm phần Đức Phật giải thích tiếp theo bài kệ này - rất quan trọng...)
Và phần Biệt thuyết là lời giải thích của đức Phật về nội dung bài kệ này. Thứ hai, “Kinh A Nan Nhứt Dạ Hiền Giả” (Ananda bhaddekaratta suttam) với nội dung Tôn giả A Nan giảng giải bài kệ này; Thứ ba, “Kinh Đại Ca Chiên Diên Nhứt Dạ Hiền Giả” (Kaccana bhaddekaratta suttam) với nội dung Thế Tôn đọc bài kệ này cho Tôn giả Samiddhi nghe, sau đó Tôn giả Ca Chiên Diên giảng rộng ý nghĩa bài kệ này cho Tôn giả Samiddhi và các Tỷ kheo nghe, Thứ tư, “Kinh Lomasakangiya Nhứt Dạ Hiền Giả” (Lomasakangiya bhaddekarattasuttam) với nội dung đức Thế Tôn giảng bài kệ này cho Tôn giả Lomasakangiya..

Ngoài ra, phần Hán dịch, trong “Kinh Trung A Hàm” cũng có 3 kinh tương đương, như Số 165. “Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên”, số 166 “Kinh Thiền Thất Tôn” và Kinh số 167 “Kinh A Nan Đà thuyết”. Vì để tiện độc giả so sánh, ở đây người viết xin trích bài kệ từ “Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên” như sau:

Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc

Bạt-địa-la-đế kệ này.4

Đây là nguồn tư liệu liên quan đến bài kệ nhấn mạnh thời gian hiện tại, được ghi chép trong các kinh A Hàm và Nikaya. Về mặt hình thức, có thể nói bài kệ đầu tiên được ghi chép trong “Kinh Tương Ưng” tuy chỉ có 8 câu, nhưng ý nghĩa của nó cũng chẳng khác mấy so với bài kệ gồm 16 câu trong “Kinh Trung Bộ” hay “Kinh Trung A hàm”, nếu có khác nhau chăng nữa, chỉ là phần giải thích, tức là phần văn xuôi, mà trong kinh được đức Phật gọi bài kệ là phần Tổng thuyết (phần cương yếu), phần giải thích gọi là phần Biệt thuyết. Phần biệt thuyết cũng được gọi là phân tích (vibhanga) hay luận (abhidhamma). Từ điểm này, nó gợi ý cho chúng ta hiểu rằng khi Thế Tôn còn tại thế, giáo pháp được đức Thế Tôn giảng dạy vẫn chưa tách ra thành 3 tạng, tức kinh luật và luận. điều đó có nghĩa rằng trong kinh có luật và luận.


KINH NHẤT DẠ HIỀN GỈA - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt (Song ngữ Việt Anh)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2015(Xem: 7747)
Thiền là lối sống của những kẻ thông minh. Vì không phải tốn tiền, không cần xin phép và tranh giành với ai, mà kết quả thì vô cùng ấn tượng. Ai ai cũng có thể áp dụng cho cuộc đời được khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, đẹp hơn, sống lâu và sống có hạnh phúc hơn. Nhưng, thiền áp dụng cho trẻ em khác với người lớn. Vì thế...
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6988)
Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 6827)
Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn nầy chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao?
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11840)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt. Nhưng tôi không có dụng cụ để đo lường sự lợi ích thiết thực của Thiền trong việc trị bệnh.
24 Tháng Chín 2014(Xem: 6816)
Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.
13 Tháng Chín 2014(Xem: 6636)
Khi còn nhỏ, tôi hay qua nhà cô giáo dạy tiếng Pháp chơi, mẹ cô là người thường đi chùa và tụng kinh Nhật tụng cực giỏi đến mức từng tờ khinh bị vàng, cũ nát, bàn thờ của bà rất hoành tráng và không kém phần cung kính. Sau mỗi bữa tụng kinh bà lại sách sổ đòi nợ sinh viên ở trọ trong nhà và không ngớt mắng mỏ “Hôm nay là thứ mấy rồi mà chưa mang tiền đóng cho ngoại?, còn điện nước, tiền này tiền nọ nữa đó nha!”.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 11431)
Trên trang mạng thuvienhoasen.org, hễ bài viết nào liên hệ đến sự tu tập, liên hệ đến cuộc sống đời thường với nhiều nỗi bức xúc, bất an cần phải giải quyết, những giáo lý nào có giá trị thiết thực trong đời sống hiện tại thì độc giả đọc nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn. Còn những bài viết thiên trọng văn chương, nghiên cứu, có tính học thuật hoặc nói đến những gì quá xa vời thì số lượng độc giả ít đi. Đó là điều đáng mừng vậy. Đáng mừng vì chư tăng ni phật tử trong “thời đại mạt pháp” này, người “muốn” có được cái thực học và thực tu quả là còn nhiều lắm lắm!
24 Tháng Tám 2014(Xem: 5592)
Chỗ tôi ở thường ít tiếp khách và cũng ít người biết đến“cái hang đá” cô tịch của tôi. Thế mà hôm đó, khi tôi đang nghỉ trưa thì có một khách trung niên đến gõ cửa. Thấy khách lạ, ăn mặc đàng hoàng, gương mặt có vẻ trung chính nhưng ẩn bên sau dường như đang có gì bị trầm uất. Tôi tiếp và ngồi tạm giữa sàng. Tôi nói: - Xin lỗi, ở đây không có trà nước như dưới kia, thông cảm nghe. Không biết ông kiếm tôi có việc gì mà trưa nắng hanh hao như thế này?
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 11893)
Đức Phật dạy: “Nầy, các thầy tỳ-khưu! Đây là con đường độc nhất để thanh lọc tâm (an tịnh, thanh tịnh) cho chúng sanh, vượt thoát sầu bi (sầu buồn, bi ai), diệt trừ ưu não (ưu tư, phiền não), thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Tứ niệm xứ.”