Phương Pháp Căn Bản Của Thiền Thở

27 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 25297)

Phương pháp căn bản của thiền thở

Chúng ta không cần theo đuổi những ý nghĩ, chúng ta không đồng hóa mình với chúng, chúng ta không cho chúng một sự chú ý hay một tầm quan trọng nào cả. Chỉ cần quay về với sự chú tâm vào những cảm giác của hơi thở vào và hơi thở ra. Đó là đối tượng hành thiền của chúng ta.

- Bắt đầu bằng cách hít vào một hơi thở sâu… và khi thở ra, bạn hãy xả bỏ mọi sự căng thẳng nếu có – trong những bắp thịt trên mặt, ở vùng cổ, hai vai và trong bụng.

- Sau đó, không cần thay đổi nhịp thở tự nhiên, bạn hãy tập trung hoàn toàn sự chú ý của mình vào vùng bụng phía dưới rốn – phía trong bụng, ngay dưới rốn.

- Chỉ cần ghi nhận những cảm giác nào khởi lên mỗi khi bạn thở vào và thở ra, trong khi vẫn giữ sự tập trung vào sự phồng lên và xẹp xuống của bụng.

- Thân thể của ta chỉ hoạt động trong hiện tại chứ không hoạt động trong quá khứ hay tương lai. Vì vậy, ngay khi bạn chú ý đến thân thể của mình, đến những cảm giác của thân thể, là bạn nhận thức được hiện tại.

- Nếu bạn nhận thấy rằng tâm thức đã đi lan man vào sự suy nghĩ, về quá khứ hay tương lai, chỉ cần ghi nhận điều này và mang sự chú ý của bạn trở lại hiện tại – không cần phê phán hay thất vọng, chỉ cần trở về với những cảm giác của hơi thở vào và thở ra.

- Khi tâm đã hoàn toàn tập trung vào hiện tại, những suy nghĩ tản mạn sẽ bắt đầu lắng xuống, bắt đầu yên lặng. Khi những suy nghĩ tản mạn bắt đầu ngưng lại, bị dẹp yên, thì người ta có thể bắt đầu cảm nhận được sự an lạc hay yên tĩnh trong nội tâm.

- Làm thế nào để những suy nghĩ tản mạn ngưng lại? Hãy hướng tâm vào hiện tại. Và làm thế nào để hướng tâm vào hiện tại? Hãy chú ý vào thân thể của mình, ràng buộc tâm vào thân thể với sự tỉnh thức. Như thế, hãy chú ý vào hơi thở và để cho tâm nghỉ ngơi với những cảm giác của sự phồng lên và xẹp xuống của bụng.

- Những suy nghĩ sẽ tiếp tục khởi lên trong tâm khi bạn theo dõi hơi thở. Chỉ cần ghi nhận chúng khởi lên, tồn tại trong một thời gian ngắn và tự biến mất như thế nào. Đó là bản tính của những ý nghĩ – khởi lên, tồn tại và biến mất – như một áng mây trên trời, không ngừng thay đổi. Chúng ta không cần theo đuổi những ý nghĩ, chúng ta không đồng hóa mình với chúng, chúng ta không cho chúng một sự chú ý hay một tầm quan trọng nào cả. Chỉ cần quay về với sự chú tâm vào những cảm giác của hơi thở vào và hơi thở ra. Đó là đối tượng hành thiền của chúng ta.

Ani Tenzin Tsepal tại Chenrizig Institute 2006

 TVHS minh họa:

thien-thovao

thien-thora

Xin hồi hướng mọi công đức đến sự toàn giác của tất cả chúng sinh. Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Quan Âm Thiền Phật Học Viện, Lozang Ngodrub, Lozang Pema dịch và hiệu đính tại Brisbane, Queensland, tài liệu phân phát nhân dịp Ani Tenzin Tsepal hướng dẫn bàn luận và thiền luận về đề tà̀i trên tại Chùa Linh Sơn, 89 Rowe Terrace, Darra Queensland, vào ngày 28 tháng 4 năm 2007. Tác giả : Ani Tenzin Tsepal Bạch Nga (Lozang Ngodrub)
Bạch Nga (Lozang Ngodrub) chuyển ngữ



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2015(Xem: 7758)
Thiền là lối sống của những kẻ thông minh. Vì không phải tốn tiền, không cần xin phép và tranh giành với ai, mà kết quả thì vô cùng ấn tượng. Ai ai cũng có thể áp dụng cho cuộc đời được khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, đẹp hơn, sống lâu và sống có hạnh phúc hơn. Nhưng, thiền áp dụng cho trẻ em khác với người lớn. Vì thế...
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7000)
Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 6832)
Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn nầy chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao?
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11868)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt. Nhưng tôi không có dụng cụ để đo lường sự lợi ích thiết thực của Thiền trong việc trị bệnh.
24 Tháng Chín 2014(Xem: 6830)
Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.
13 Tháng Chín 2014(Xem: 6647)
Khi còn nhỏ, tôi hay qua nhà cô giáo dạy tiếng Pháp chơi, mẹ cô là người thường đi chùa và tụng kinh Nhật tụng cực giỏi đến mức từng tờ khinh bị vàng, cũ nát, bàn thờ của bà rất hoành tráng và không kém phần cung kính. Sau mỗi bữa tụng kinh bà lại sách sổ đòi nợ sinh viên ở trọ trong nhà và không ngớt mắng mỏ “Hôm nay là thứ mấy rồi mà chưa mang tiền đóng cho ngoại?, còn điện nước, tiền này tiền nọ nữa đó nha!”.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 11446)
Trên trang mạng thuvienhoasen.org, hễ bài viết nào liên hệ đến sự tu tập, liên hệ đến cuộc sống đời thường với nhiều nỗi bức xúc, bất an cần phải giải quyết, những giáo lý nào có giá trị thiết thực trong đời sống hiện tại thì độc giả đọc nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn. Còn những bài viết thiên trọng văn chương, nghiên cứu, có tính học thuật hoặc nói đến những gì quá xa vời thì số lượng độc giả ít đi. Đó là điều đáng mừng vậy. Đáng mừng vì chư tăng ni phật tử trong “thời đại mạt pháp” này, người “muốn” có được cái thực học và thực tu quả là còn nhiều lắm lắm!
24 Tháng Tám 2014(Xem: 5593)
Chỗ tôi ở thường ít tiếp khách và cũng ít người biết đến“cái hang đá” cô tịch của tôi. Thế mà hôm đó, khi tôi đang nghỉ trưa thì có một khách trung niên đến gõ cửa. Thấy khách lạ, ăn mặc đàng hoàng, gương mặt có vẻ trung chính nhưng ẩn bên sau dường như đang có gì bị trầm uất. Tôi tiếp và ngồi tạm giữa sàng. Tôi nói: - Xin lỗi, ở đây không có trà nước như dưới kia, thông cảm nghe. Không biết ông kiếm tôi có việc gì mà trưa nắng hanh hao như thế này?
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 11898)
Đức Phật dạy: “Nầy, các thầy tỳ-khưu! Đây là con đường độc nhất để thanh lọc tâm (an tịnh, thanh tịnh) cho chúng sanh, vượt thoát sầu bi (sầu buồn, bi ai), diệt trừ ưu não (ưu tư, phiền não), thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Tứ niệm xứ.”