Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn

26 Tháng Mười Một 201415:28(Xem: 7855)
GARCHEN RINPOCHE
Khai Thị
“SÔNG HẰNG - LỜI DẠY TÂM YẾU VỀ ĐẠI THỦ ẤN”
Ganges Mahamudra
tại đạo tràng Drikung, Sóc Sơn, Hà nội ngày 12-13/1/2014
nhân chuyến hoằng pháp lần thứ nhì tại Việt Nam vào tháng 1/2014


SÔNG HẰNG: LỜI DẠY TÂM YẾU VỀ ĐẠI THỦ ẤN
Bên bờ Sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa.
Chánh văn bằng Phạn Ngữ (Sanskrit): Mahamudra Upadesham.
Tạng Ngữ: Chaggya Chenpo Menngag.
Bản tiếng Anh do Ari Kiev chuyển ngữ: Essential Instructions on Mahamudra.
Bản tiếng Việt do Cư Sĩ Nguyên Giác chuyển ngữ.

Khai thị của Garchen Rinpoche 

blank
Ngài Garchen Rinpoche tại đạo tràng Drikung,
Sóc Sơn, Hà nội ngày 12-13/1/2014
Đại chúng đọc “Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn” – Bên bờ sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa. 
 
Đây là điều vô cùng quan trọng và cát tường để chúng ta cùng nhau đọc tụng văn bản này. Văn bản này được tụng đọc bởi rất nhiều đạo sư tâm linh khác nhau và các ngài đã gìn giữ những lời giáo huấn này trong tâm khảm của các ngài xuyên qua nhiều thế hệ khác nhau. Nhiều người cũng đã tu tập dựa trên những lời khai thị này của Sông Hằng – Đại Thủ Ấn. Do đó, năng lực gia trì của văn bản này thật vô cùng mạnh mẽ. Khi chúng ta cùng nhau tụng đọc những lời khai thị này thì có thể những giáo huấn và tinh túy của những lời khai thị này sẽ đi vào trong tâm khảm của chúng ta. 

Có những người tuy không phải Phật tử nhưng sau khi họ đọc những lời khai thị trong những tập sách nhỏ bé này thì tâm họ trở nên hoan hỉ, hạnh phúc. Chúng ta có thể hỏi: “Ồ, sao lại như vậy?” Thực sự thì năng lực gia trì của những lời khai thị này vô cùng mạnh mẽ. Những lời khai thị này muốn nói đến bản tâm, chân tâm của chúng ta. Chân tâm thì ai ai cũng có, và vì thế cho nên, khi một số người đọc được những lời khai thị này, tâm của họ có thể bị đánh động, nó sẽ ngân vang trong tâm của họ và sẽ là một nguyên nhân khiến họ có thể quán sát được tâm của mình, sẽ quán chiếu được bản tâm là như thế nào. Bởi thế cho nên những lời khai thị này thật vô cùng lợi lạc và có thể giúp cho bất kỳ ai có được một số cảm nhận về chân tâm là như thế nào. 
pdf_download_2
Xem chi tiết nội dung phiên bản PDF:
Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2017(Xem: 5317)
07 Tháng Chín 2016(Xem: 5130)
Phật Thích Ca Mâu Ni đã ban những giáo lý về Phật Dược Sư vào thời điểm hoàn hảo và tại địa điểm hoàn hảo – Vaishala [Tỳ Xá Ly], Ấn Độ. Khi Ngài thiền định về sự chữa lành, Ngài phóng hào quang về phương Đông, và những luồng ánh sáng quay trở về Ngài từ cõi Tịnh Độ Phương Đông. Tất thảy đại chúng lúc ấy bắt đầu thấy tám vị Phật Dược Sư trên bầu trời. Lúc này, Đức Thích Ca giới thiệu giáo lý, thứ được gìn giữ như là Kinh Dược Sư. Giáo lý này rất phổ biến ở Ấn Độ và đến Tây Tạng vào thế kỷ tám. Đại Sư Shantarakshita[1], vị nổi tiếng về những lời tán thán và nghi quỹ mà Ngài soạn cho tất thảy những vị Phật Dược Sư, đầu tiên giới thiệu giáo lý Phật Dược Sư ở Tây Tạng. Các giáo lý của Ngài được trao truyền trong một dòng truyền thừa không gián đoạn. Thực hành Phật Dược Sư chiếm vị trí quan trọng trong mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.