Kho tàng Phật giáo Tây Tạng
Bài nói chuyện tại
Tôi nghĩ rằng, nói vắn tắt, trong Phật giáo Tây Tạng có đầy đủ các pháp môn cuả đạo
Trong các tông phái Phật giáo Tây Tạng, giới luật của tỷ-khưu xuất phát từ một bộ phái khác với Tỳ-bà-sa bộ (Great Exposition (Vaibhāṣikas), mà được truyền từ Nhất thiết hữu bộ.[4] Do từ thực tế là có những chi nhánh phân ra từ các bộ phái, Thượng toạ bộ theo hệ thống giới luật gồm 227 điều cho giới bổn tỷ-khưu. Trong khi đó những người theo giới luật của Nhất thiết hữu bộ thì nhận 253 điều giới.
Ngoại trừ những khác biệt nhỏ nầy, cả hai bộ phái đều thuộc hệ thống Tiểu thừa. Do vậy, chư tăng Tây Tạng chúng tôi thực hành giới luật theo hệ thống Tiểu thừa, điều nầy bao trùm hết thảy mức độ thực hành liên quan đến giới luật, từ thời gian phát nguyện, những điều giới phải hành trì, đến nghi thức được thực hành để trì tụng giới bổn.
Tương tự, chúng tôi cũng tu tập phương pháp phát huy định huệ đẳng trì như pháp nầy được đề ra trong tác phẩm A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận của ngài Thế Thân, là một bộ luận của Tiểu thừa, cũng như thực hành 37 phẩm trợ đạo (thirty-seven harmonies of enlightenment) [phần chính trong cấu trúc giáo lý của Tiểu thừa]. Do vậy, trong Phật giáo Tây Tạng, chúng tôi thực hành công phu hoàn toàn theo phương thức tu tập của Thượng toạ bộ.
Giáo lý Đại thừa lan toả rộng đến các quốc gia như
Về phương diện Man-tra thừa hay Tantra thừa, rõ ràng là giáo pháp nầy đã lan truyền đến Trung Hoa và Nhật Bản. Tuy nhiên,, trong sự phân nhánh Tantra thừa thành 4 tantra–Hành tantra, Tác tantra, Du-già tantra và Vô thượng Du-già Tantra, thì ở đó chỉ được lưu truyền ba hình thái đầu Hành tantra, Tác tantra, Du-già tantra. Dường như Vô thượng Du-già Tantra chưa được truyền đến Trung Hoa và Nhật Bản, dù đã có những trường hợp tu tập mật pháp ở đó. Tuy vậy, về phương diện Tantra thừa phát triển ở Tây Tạng, ngoài 3 tantra ở cấp độ thấp là Hành tantra, Tác tantra, Du-già tantra, còn có nhiều tantra thuộc Vô thượng Du-già Tantra. Như vậy, pháp môn tu tập trong Phật giáo Tây Tạng bao gồm một dạng hoàn chỉnh gồm mọi pháp môn của mọi hệ thống giáo pháp trong đạo Phật– Tiểu thừa, Kinh thừa thuộc Đại thừa (Sūtra Great Vehicle), và Man-tra Đại thừa (Mantra Great Vehicle). Phương pháp tu tập kết hợp kinh luận và tantra thành thể thống nhất được truyền bá rộng rãi từ Tây Tạng sang các vùng của Mông Cổ–Nội Mông và Ngoại Mông, dân tộc
Như vậy, các pháp môn thuộc Phật giáo Tây Tạng là hoàn chỉnh. Tôi nói điều nầy không phải để phô trương mà mong rằng các bạn sẽ dần dần tiếp cận được vấn đề và tự mình khám phá ra.
Có bốn trường phái hoặc tông phái trong Phật giáo Tây Tạng: tông Ninh-mã (rNying-ma), tông Tát-ca (Sa-skya), tông Ca-nhĩ-cư (bKa‘-rgyud), và tông Cách-lỗ (dGe-lugs). Mỗi tông nầy trở lại, có rất nhiều chi phái. Chẳng hạn,, tông Ninh-mã (rNying-ma) trình bày giáo lý Phật học có đến chín thừa–ba thuộc hệ thống Kinh thừa và sáu thuộc hệ thống Tantra thừa. Cũng vậy, trong tông Ninh-mã (rNying-ma), có những hệ thống bắt nguồn từ sự nghiên cứu kinh điển. Mặc dù thực tế là chúng ta có thể phân biệt được những điểm khác nhau trong cả bốn tông phái thuộc Phật giáo Tây Tạng, mỗi hệ thống là một giáo pháp tu tập hòan chỉnh kết hợp giữa kinh luận và tantra. Điều nầy vì quan niệm của các trường phái về cách các pháp hiện hữu trong thực tại, mỗi phái trong hệ thống nầy đều theo quan điểm của phái Cụ duyên Trung quán tông, và về mặt phát nguyện và thực hành tâm từ bi, thì các tông phái đều theo hệ thống giáo pháp phát bồ-đề tâm trong tu tập cho đến khi thành tựu giác ngộ và thực hành hạnh lục độ ba-la-mật-đa.
Phương thức tu tập qua đó hành giả có thể đồng thời thực hành kết hợp kinh luận và tantra là gì?
Nói đơn giản, hành giả cần nên an trú trong những công hạnh phù hợp với giới luật Tiểu thừa. Chẳng hạn, ngay cả những Du-già sư Tây Tạng tu tập theo Tantra thừa như những vị cư sĩ cũng phải thọ giới luật Tiểu thừa dành cho hàng cư sĩ tại gia. Bên ngoài, họ duy trì đời sống tương ứng với giới luật đã thọ. Còn bên trong, họ phải đào luyện và phát triển tâm vốn có căn gốc là từ bi để đạt đến giác ngộ. Còn về mật hạnh, thông qua tu tập pháp Thiên thần du-già (deity yoga), hành giả tập trung vào đạo quản, khí lực, tinh trích để tăng trưởng tiến trình tu đạo.
Trong Phật giáo Tây Tạng, chúng ta thấy mọi pháp môn tu tập đều tương ưng với nhau; chúng ta không thấy Kinh thừa và Tantra thừa có gì khác nhau như nóng và lạnh; chúng ta không thấy chút nào khác nhau trong pháp thực hành quán chiếu về Tánh không với sự tu tập phát triển tâm từ bi. Do vậy, chúng ta coá thể kết hợp các hệ thống thành một pháp tu thống nhất.
Nói tóm tắt, phát tâm nguyện từ bi mà tu tập đến khi giác ngộ là điều căn bản, là căn để của vô số pháp thực hành tâm từ. Giáo pháp về Tánh không là căn gốc để tu tập trí huệ thậm thâm. Để phát triển tâm nhận thức chân tướng các hiện tượng càng lúc càng cao hơn, cần thiết phải tu tập thiền định. Để có được năng lực thiền định đẳng trì và có được lực dũng mãnh trong các pháp tu nầy, thì có pháp tu tập đặc biệt là Thiên thần du-già, vì, nhờ vào pháp tu tập Thiên thần du-già, hành giả mới dễ dàng đạt được định huệ đẳng trì, là sự hợp nhất quân bình của pháp tu chỉ và quán. Vì là nền tảng của mỗi pháp tu như vậy, nên cần thiết phải giữ đạo hạnh tinh nghiêm. Như vậy, hệ thống hoàn chỉnh của pháp tu trong Phật giáo Tây Tạng được giải thích mặt ngoài là theo Kinh điển Đại thừa phát khởi tâm từ bi và bên trong thực hành theo Man-tra thừa.
Đã giải thích sơ lược về nền tảng chung của các pháp môn tu tập, nay tôi sẽ nói về sự thực hành. Căn bản của mọi hệ thống Phật giáo và ngoài Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ là mọi người ai cũng mong cầu hạnh phúc, và trong sự phân chia về các hiện tượng thế gian thành đối tượng thành vật bị sử dụng và người sử dụng các đối tượng ấy, người Ấn Độ đặc biệt nhấn mạnh vào cái ngã (self) đã sử dụng các đối tượng. Phần lớn các hệ thống ngoài Phật giáo, dựa trên thực tế là thấy thường xuất hiện trong tâm ta rằng ngã chính là cái điều khiển thân và tâm, hoặc chính ngã chịu sự vui sướng hoặc khổ đau, trong đó có vài tri giác như thể tách biệt với ngã, từ đó họ đi đến kết luận rằng có một cái ngã riêng biệt, một thực thể tách rời khỏi thân và tâm, đó chính là yếu tố đẫn đi từ đời nầy sang đời khác để chịu luân hồi sinh tử.
Tuy nhiên, đạo Phật không khẳng định có một cái ngã hoàn toàn tách rời, hoặc ngã là thực thể khác biệt với thân và tâm. Thế nên đạo Phật không khẳng định một cái ngã đơn độc, thường hằng và không tự chủ. Vì bốn pháp ấn để chứng thực một giáo lý đạo Phật chân chính là: (1) Các hành đều là vô thường. (2) Các pháp nhiễm ô đều là khổ. (3) Các pháp đều vô ngã. (4) Niết-bàn là tịch tịnh.
Vì trong đạo Phật không có cái ngã nào hoàn toàn tách rời thân và tâm, sẽ đi đến chỗ có khẳng định khác là trong các hệ thống ấy, làm thế nào mà ngã được tìm thấy trong sắc uẩn và hành uẩn? Trong hệ thống giáo lý của Y tự khởi Trung quán tông (
Các hệ thống đạo Phật đều khẳng định thuyết Duyên khởi (pratītya-samutpāda, dependent- arising). Một ý nghĩa của thuyết Duyên khởi là các pháp vô thường–hữu vi, các hiện tượng do tạo tác–đều sinh khởi tuỳ thuộc theo sự kết hợp của nhân và duyên; do vậy, nên chúng được gọi là Duyên khởi. Nghĩa thứ hai của Duyên khởi, tuy nhiên, là các hiện tượng ấy được dẫn sinh, hay hiện hữu, tuỳ thuộc vào sự tập hợp các phần tử của chúng lại. Việc phá vỡ các hiện tượng của các nhà khoa học ra từng phần tử cực vi đã hỗ trợ cho học thuyết nầy, là các hiện tượng được dẫn sinh nhờ vào một tập hợp của nhiều phần. Nghĩa thứ ba của Duyên khởi là các hiện tượng chỉ hiện hữu duy danh (nominally exist). Điều nầy có nghĩa là các hiện tượng ấy không tồn tại trong và thuộc về chính nó một cách khách quan, mà chúng hiện hữu tuỳ thuộc vào sự chỉ định chủ quan cho sự tồn tại của chúng. Khi nói rằng hiện tượng tồn tại hoặc được chỉ định trong sự tuỳ thuộc vào nhận thức–thức đã chỉ định chúng là thế nầy hay thế kia–thì chúng ta không nói rằng không có đối tượng ở bên ngoài với thức nhận ra chúng như được khẳng định trong Duy thức tông. Nên có phát biểu rằng các hiện tượng chỉ là trình hiện từ trong thức, nhưng lại không phải là sắc tướng ấy không hiện hữu, đúng hơn là chúng không hiện hữu như là một đối tượng nằm bên ngoài–đối tượng bên ngoài của thực thể đối với tâm. Theo cách nầy, ý nghĩa của Duyên khởi càng trở nên sâu sắc hơn trong ba cách hiểu nầy.
Vì rằng cái ngã, vốn chính là người thọ dụng đối tượng, chỉ hiện hữu tuỳ thuộc vào các yếu tố khác, cái ngã ấy không độc lập, mà tuỳ thuộc. Vì đó là điều không thể cho cái ngã được độc lập, là hoàn toàn không được tự chủ. Cái không tự lập của ngã để chịu vui sướng và khổ đau chính là thực tại của nó, là tính chất không tồn tại trên cơ sở tự tính của nó. Đây là những gì tánh không (śūnyatā) khởi đầu. Thông qua trực nhận và cảm nghiệm ý nghĩa giáo lý nầy mà các bạn có thể bắt đầu tự kiềm chế cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
Những cảm xúc bất như ý sinh khởi bên trên những đối tượng một điều tốt hoặc xấu chồng lên những gì chúng thực sự vốn có. Chúng ta đặt thêm vào đó, và để phản ứng lại, những cảm xúc bất như ý sinh khởi. Chẳng hạn, khi chúng ta khởi tâm tham lam hay sân hận, vào lúc ấy, chúng ta thấy những gì rất hấp dẫn hoặc rất đáng ghét trước mặt mình một cách khách quan. Nhưng nếu chúng ta nhìn chúng một hồi lâu, nó chỉ khiến chúng ta cười, cảm giác tương tự không có ở đây. Do vậy, đối tượng của tham lam và sân hận liên quan với cảm giác chồng lên cái thực sự đang có; có gì đó pha tạp trong ấy. Đây là cách để hiểu phương thức hiện hữu thực sự của đối tượng mà không cần phải tăng thêm sự hỗ trợ để điều khiển tâm mình.
Đây là yếu tố trí huệ, nhưng còn có yếu tố phương tiện. Vì mục đích gì mà chúng ta nỗ lực phát huy trí huệ? Nếu vì mục đích tự ngã, thì nó không thể trở thành dõng mãnh, Do vậy, trí huệ phải được đồng hành với động lực là từ và bi, vì lòng bao dung mọi loài. Theo cách nầy, sẽ đi đến chỗ hợp nhất giữa phương tiện và trí huệ. Tình yêu, khi không bị nhẫm lẫn trong ý niệm sai lầm, thì nó sẽ rất hơp lý, rất đúng đắn, rất nhạy bén.
Tâm từ bi, không phải bằng sự xúc cảm, mà với sự trực nhận thực tại tối hậu, thì có thể đến được ngay với kẻ thù. Tâm từ bi nầy thậm chí còn mạnh hơn những thù nghịch của bạn. Dạng khác của tình thương, nếu không có sự trực nhận thực tại tối hậu, thì rất gần với chấp trước; nó không thể tiếp cận được với kẻ thù; chỉ có thể đến được với bạn bè, vợ con, cha mẹ mình...Tình thương như vậy là thiên kiến. Trực nhận ra được bản tính tối hậu hỗ trợ cho tình yêu hoặc tâm từ bi trở nên cơ bản và thanh tịnh.
[1] Tác phẩm duy nhất của Chính lượng bộ (Sammitīyas) mà chúng ta biết được là Sammitīyaśātra được dịch sang tiếng Hán vào khoảng từ năm 350 đến 431 stl. Tuy nhiên, bản gốc tiếng Sanskrit có lẽ đã bị thất lạc
[2] Trưởng lão bộ長 老 部; S: sthaviravāda; P: theravāda; cũng có nghĩa là Thượng toạ bộ nhưng được dịch như trên để phân biệt với Thượng toạ bộ (p: theravāda), trường phái Tích Lan tuyệt đối theo kinh sách văn hệ Pā-li sau này. Là một trong hai trường phái Tiểu thừa phát sinh trong lần Kết tập thứ ba tại Hoa Thị thành (s: pāṭaliputra). Sự phân chia này bắt nguồn chỉ từ định nghĩa thể tính của A-la-hán xuất phát từ 5 điều do Đại Thiên (s, p: mahādeva) đưa ra. Các vị trong nhóm trưởng lão phản đối ý kiến này và ngược lại các vị trong Đại chúng bộ (s: mahāsāṅghika) đồng ý như thế. Từ đó sinh ra nhiều tông phái khác nhau. Sau đó Trưởng lão bộ lại tiếp tục bị chia chẻ trong năm 240 sau Công nguyên ra các nhóm Độc Tử bộ (s: vātsīputrīya), Nhất thiết hữu bộ (s: sarvāstivāda), Phân biệt bộ (s: vibhajyavāda
[3] Thượng toạ bộ上 座 部; C: shàngzuòbù; J: jōzabu; S: sthaviravāda; P: theravāda. Trường phái thuộc Trưởng lão bộ (s: sthaviravāda), xuất phát từ Phân biệt bộ (s: vibhajyavādin), do Mục-kiền-liên Tử-đế-tu (p: Moggaliputta Tissa) kết tập. Phái này được Ma-hi-đà đưa về Tích Lan năm 250 trước Công nguyên và được các sư tại Đại Tự (mahāvihāra) tu tập. Về giới luật cũng có nhiều bất đồng trong nội bộ phái Thượng toạ bộ. Ngày nay Thượng toạ bộ được lưu hành tại các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Lào.
Thượng toạ bộ là trường phái Tiểu thừa duy nhất còn lưu lại đến ngày nay, tự xem là dạng Phật giáo nguyên thuỷ nhất. Thượng toạ bộ cho rằng các kinh điển viết bằng văn hệ Pā-li của mình là ngữ thuyết của chính đức Phật (Tam tạng). Giáo pháp của Thượng toạ bộ chủ yếu gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Mười hai nhân duyên và thuyết Vô ngã. Thượng toạ bộ nhấn mạnh khả năng từng người tự giải thoát bằng cách kiên trì giữ giới luật và sống một cuộc đời phạm hạnh. Hình ảnh cao quí của Thượng toạ bộ là A-la-hán. Giáo pháp của Thượng toạ bộ có khuynh hướng phân tích, trong đó A-tì-đạt-ma (s: abhidharma) đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra bộ Thanh tịnh đạo (p: visuddhi-magga) và Di-lan-đà vấn đạo kinh (p: milindapañha) cũng rất được phổ biến. Luận sư xuất sắc của Thượng toạ bộ là Phật Âm (p: Buddhagosa), Hộ Pháp (p: Dhammapāla), A-na-luật (Anuruddha) và Phật-đà Đạt-đa (Buddhadatta).
[4] Nhất thiết hữu bộ 一 切 有 部; S: sarvāstivāda; còn gọi là Căn bản nhất thiết hữu bộ (根 本 一 切 有 部; s: mūlasarvāstivāda) hoặc Thuyết nhất thiết hữu bộ (說 一 切 有 部). Bộ phái cho rằng mọi sự đều có (Nhất thiết hữu; s: »sarvam
Tác phẩm quan trọng nhất của bộ này là A-tì-đạt-ma câu-xá luận (s: abhidharmakośa) của Thế Thân, Đại tì-bà-sa luận (s: mahāvibhāṣā), một bộ luận được biên soạn trong lần kết tập tại
Giáo pháp của Nhất thiết hữu bộ có tính đa nguyên, xuất phát từ sự phủ nhận cái ngã, một tính chất cá nhân hoặc linh hồn và thừa nhận những đơn vị luân chuyển theo thời gian, được gọi là pháp. Bộ này cho rằng có 75 pháp. Trong Nhất thiết hữu bộ, người ta cũng khám phá vài yếu tố nguyên thuỷ của Đại thừa, như quan điểm Ba thân (s: trikāya) và niềm tin nơi Bồ-tát Di-lặc, đức Phật tương lai.
[5] Một giống dân Mông Cổ, cư ngụ ở một phần lãnh thổ từ miền TâyTrung Hoađến biển Caspiene của Nga có ngôn ngữ riêng, gọi là ngôn ngữ Can-mức.