Phần I NHỮNG BƯỚC HƯỚNG DẪN DỰ BỊ

05 Tháng Năm 201503:41(Xem: 3370)

DAKPO TASHI NAMGYAL

ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch

SÁNG TỎ TÂM BÌNH THƯỜNG

(CẨM NANG TU TẬP ĐẠI THỦ ẤN)

Nguyên tác Tạng ngữ - Tác giả:  Dakpo Tashi Namgyal

Anh dịch:  Erik Pema Kunsang - Việt dịch:  Đỗ Đình Đồng

Nhà xuất bản Tôn Giáo 2015

Phần I NHỮNG BƯỚC HƯỚNG DẪN DỰ BỊ


NHỮNG BƯỚC ĐỂ HƯỚNG DẪN TRONG ĐẠI THỦ ẤN CÓ NGHĨA QUYẾT ĐỊNH CÓ NHAN ĐỀ SÁNG TỎ CẢNH GIỚI TỰ NHIÊN

 

Kính lễ Đức Kim Cương Trì vinh quang.

Từ bản tánh không tạo tác, tánh không của pháp giới,       

Xuất hiện những cảnh huyền diệu của các thế giới và chúng sinh, thâm sâu và sáng láng.

Với tính đồng nhất không thể phân chia của cực lạc rỗng lặng, tự động hiện diện ngay từ đầu, 

Trước bản tâm thấm nhập tất cả, con cúi đầu kính lễ.

Chân giác ngộ của tâm, tính đồng nhất thấm nhập tất cả của bí mật nhất định,

Khó giác ngộ qua những con đường lâu dài khác;            
Song, ngài khải thị không chút gắng sức, giống như chỉ   ngón tay – 

Với đức Gampopa tôn kính và chư sư Dòng Tu Tập, con cúi đầu đảnh lễ. 

Truyền thống tu tập của ngài được biết như là Đại Thủ Ấn,

Được xưng tụng là giống như nhật nguyệt, soi sáng Xứ Tuyết này. 

Dù vậy, ở đây con sẽ để sang một bên những tranh biện trí thức và làm sáng tỏ nó thêm một lần,

Trang nghiêm bằng những chỉ dạy cốt yếu theo kinh nghiệm cá nhân.

 

     Cẩm nang hướng dẫn Đại Thủ Ấn này có nghĩa quyết định dành cho những người xứng đáng, hoàn toàn chán ngấy tất cả những khốn khổ của sinh tử luân hồi, có lòng khước từ mãnh liệt, ước mong chóng đạt giác ngộ, có niềm tin và tin tưởng nơi các bậc thầy đã giác ngộ và con đường gia hạnh. Để xác lập những điều ấy một cách đơn giản theo nghĩa quyết định của trạng thái tự nhiên, có bốn phần:

     Những bước hướng dẫn dự bị

     Phần chính của các giai đoạn thiền định

     Những cách tiếp tục tu luyện sau đó

     Cách đi qua các con đường và các địa (bhumis) bằng tu luyện thiền định.

 

Phần I

NHỮNG BƯỚC HƯỚNG DẪN DỰ BỊ

     Đây có hai bước:

     Dự bị chung

     Dự bị đặc biệt

DỰ BỊ CHUNG

     Như đã giải thích ở chỗ khác, hành giả nên tu luyện triệt để theo các giai đoạn của con đường tiến dần cho ba mẫu loại cá nhân.[1] Giai đoạn này gồm những tư duy về tự do và giàu sang, vô thường và v.v…. khó đạt. Theo cách này, chủ yếu là phát triển thái độ kiên định khước từ.

     Nếu người học không nhiệt tâm làm như thế, mà thay vì xem những đề mục mày là tầm phào, thì sau khi nghe nói về bốn sự thay đổi của tâm một vài lần, họ sẽ bỏ chúng lại phía sau và chỉ coi đó như là một tin tức. Khi đã như thế, họ sẽ không tự mình tận lực tu tập và trở thành bị vướng kẹt trong tám mối quan tâm thế gian.

DỰ BỊ ĐẶC BIỆT

     Thứ nhì, nên làm cho hành giả trưởng thành bằng cách hoặc thọ nhận sự ban cho năng lực chín muồi bên trong các Man-đa-la Vô thượng (Anuttara Mandalas) của Mật Chú hoặc qua sự ban cho năng lực gia trì của thủ ấn. 

~~~~

     Tiếp theo đó, như được giải thích ở chỗ khác, để ngăn ngừa sự lười biếng, hãy tư duy về vô thường; để phá tan chướng ngại, hãy qui y và lập quyết tâm bồ-tát; để thu tập tích lũy, hãy cúng dường man-đa-la; để thanh tịnh những mê mờ, hãy thiền định và niệm Vajrasattva (Kim cương Tát-đỏa); và để thọ nhận sự gia trì, hãy luyện tập yoga đạo sư. Hãy thọ nhận sự hướng dẫn từng điểm một trong tất cả những điểm trọng yếu này và tận lực trong mỗi điểm trong một số ngày thích hợp, như năm hay bảy ngày. Lúc chấm dứt mỗi pháp tu tập này, phải đạt một kinh nghiệm nào đó bằng cách thư giãn tâm mình, và giữ tự do và thư thái bao lâu tùy khả năng mình.


[1] Các giai đoạn tiến dần của đường đạo cho ba mẫu loại cá nhân được áp dụng trong Trang Nghiêm Ngọc Giải Thoát (the Jewel Ornament of Liberation). Do đó, có thể khuyên người học những giáo lý đó trước khi học sách này. [“Trang Nghiêm Ngọc Giải Thoát” là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của đức Gampopa, hướng dẫn người học tu tập toàn diện. – ND].

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 5105)
Việc nghiên cứu về lịch sử khám phá rằng thực hành Dolgyal, là thực hành có ngụ ý bè phái mạnh mẽ, có lịch sử kết hợp với một xu thế bè phái không hòa hợp trong những thành phần, và giữa các cộng đồng khác nhau của Tây Tạng.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 5155)
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8819)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 8673)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma).
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11405)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.
22 Tháng Tư 2015(Xem: 5557)
Pháp Luyện Tâm, hay lojong (blo sbyong), theo nguyên văn có nghĩa là “luyện tập hay tịnh hóa tâm”. Nó đề cập đến các pháp thiền quán mà ta áp dụng để tịnh hóa tâm, cũng như loại sách diễn tả những pháp tu này.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6121)
Mật thừa, theo ngài Tsong Khapa, là đạo lộ dành cho những hành giả có căn tánh Đại thừa thù thắng, do lòng đại bi muốn mau lẹ thành Phật độ thoát chúng sanh nên phát tâm dấn thân vào đạo lộ tu tập phương tiện viên mãn thâm sâu này. Dòng truyền thừa Mật pháp được truyền từ Ấn độ đến Nepal, Tây tạng, Trung quốc, rồi từ những quốc gia này kiện toàn thành những tông phái và truyền sang các quốc gia khác như Đại hàn, Mông cổ, Nhật bản, Việt nam, v.v…
04 Tháng Tư 2015(Xem: 7753)
Thượng sư Tsong Khapa, trong cuộc đời hoằng pháp, đã sáng tác nhiều tác phẩm rất giá trị, thế nhưng trong tất cả những sáng tác đó, chỉ có hai tác phẩm tiêu biểu được xem là vĩ đại nhất: