Lời Người Dịch (Nhân Kì Tái Bản)

17 Tháng Năm 201100:00(Xem: 8915)


MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT

Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ và biên soạn phần Phụ Lục - Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Chùa Liên Hoa, Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County xuất bản 2005

LỜI NGƯỜI DỊCH
 (Nhân kì tái tái bản)

Mười vị tôn giả được nêu ra trong sách này, chỉ là những vị tiêu biểu nhất trong số đệ tử của Phật. Ngoài ra, còn có một số vị khác, xuất gia cũng như tại gia, cũng rất nổi tiếng, vì đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoằng dương đạo pháp, từng được đức Phật và tăng chúng tán thán, như quí ngài Kiều Trần Như, Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Cấp Cô Độc v.v...

Thể theo lời yêu cầu của quí vị độc giả, trong kì tái bản này, chúng tôi soạn thêm phần “PHỤ LỤC” ở phía sau, để xin lược thuật cống hiến quí vị độc giả, cuộc đời một số vị đệ tử quan trọng khác của Phật (cả trong bốn chúng: tì kheo, tì kheo ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ), mà chúng ta vẫn thường nghe tên.

Trong phần “Phụ Lục” này, về chúng tì kheo, chúng tôi sẽ đề cập đến ba vị đệ tử lớn của Phật mà chúng ta đều nghe tiếng, là các tôn giả Kiều Trần Như, Da Xá và Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp. Thêm vào đó một người hầu cận rất trung thành của đức Phật hồi Ngài còn là một vị thái tử, là Xa Nặc, cuộc đời về sau của ông như thế nào, tưởng cũng là điều nên biết. Đặc biệt, đức Phật có một vị phản đồ vô cùng nguy hiểm là Đề Bà Đạt Đa, mà qua ông, chúng ta sẽ thấy rõ đức độ cao tột của đức Phật. Bởi vậy, truyện của ông cũng được chúng tôi đề cập tới. Về chúng tì kheo ni, chúng tôi xin nêu lên hai vị có liên quan vô cùng mật thiết với tiểu sử của đức Phật, là hai ni sư Ma Ha Ba Xà Ba Đề và Đa Du Đà La. Về chúng cư sĩ, trước hết chúng tôi xin giới thiệu với quí vị độc giả, vua Tần Ba Sa La, vị đệ tử đầu tiên của Phật trong hàng vua chúa, đã có những đóng góp lớn trong sự nghiệp hóa đạo của đức Phật; và sau đó, chúng tôi xin nêu lên một vị tiêu biểu trong giới cư sĩ nam và một vị tiêu biểu trong giới cư sĩ nữ, đó là ông Cấp Cô Độc và bà Tì Xá Khư, từng được coi là hai vị đại thí chủ của giáo đoàn, được chính thức đức Phật tán dương công đức. 

Cũng thể theo lời yêu cầu của quí vị độc giả, trong lần tái bản này, chúng tôi sẽ chua thêm chữ Phạn, (trong dấu ngoặc đơn, Sanskrit trước, Pali sau, hoặc chỉ một trong hai chữ đó) theo sau các nhân danh và địa danh quan trọng được nói tới trong sách. Ví dụ:

- Xá Lợi Phất (Sariputra - Sariputta)
- Già Da (Gaya)
- v.v...

Khi cuốn sách này ra đời, nó đã được quí vị độc giả đón nhận một cách rất hoan hỉ. Điều đó cho thấy, cuộc đời của chư vị thánh chúng đã được mọi người con Phật tỏ lòng kính ngưỡng trọn vẹn, và lấy đó làm tấm gương cao đẹp cho chí hướng tu học của mình, nhưng đời sống thánh thiện ấy không phải chỉ có một chúng tì kheo, mà còn có cả ở ba chúng kia. Đó là lí do chúng tôi soạn thêm phần “Phụ Lục” cho kì tái bản này.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả quí vị đã giúp cho các ý kiến quí báu để đưa đến quyết định tái bản cuốn sách này.

Chúng tôi đã soạn phần “Phụ Lục” trong một hoàn cảnh vừa thiếu thốn tài liệu tham khảo, vừa eo hẹp về thời giờ và khả năng; cho nên không thể nào tránh khỏi các sai sót. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo cho.

Trân trọng,

Thành phố Edmonton, Canada
Đầu Xuân năm Kỉ Mão (1999)
HẠNH CƠ - TỊNH KIÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7379)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7208)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6826)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5477)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8397)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6867)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14577)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn