Lời Nói Đầu

18 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7532)


THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT

Thích Minh Tuệ
Sàigòn 1991- Pl 2535

Lời nói đầu 

Trong thế giới ngày nay, khoa học vô cùng phát triển đủ mọi mặt. Trong cuộc sống, những gì không khoa học hiện đại, nhất định phải tàn lụi theo thời gian hoặc theo thời gian mà bị biến thể. Với đạo Phật qua thời gian và không gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời, khi con người chưa thánh thiện, khoa học chưa đưa con người đến an lạc hoàn toàn, chưa được sự trở về diệt tận nguồn gốc tham ái, si mê, chấp ngã..., thì thuyết Tứ Đế vẫn được con người tín nhận. Đó là về mặt nhân sinh, còn về vũ trụ khoa học chưa khám phá, chinh phục được thiên nhiên, đối tượng khách quan, thì thuyết duyên sinh trùng trùng phát khởi của đạo Phật vẫn cần thiết cho tri thức con người. Đó là lý do mà không ai có thể ngăn chận con dường tìm về đạo Phật ngày một sâu rộng của con người. Tuy nhiên có một vấn đề đáng được nêu ra là ngày nay người theo đạo Phật, nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy thật đông đảo, nhưng người tu hành chứng ngộ lại rất hiếm.

Ngày xưa thuở Phật còn tại thế, đa phần các đệ tử xuất gia của Ngài đều chứng A La Hán, như 1.250 vị tỳ kheo mà kinh thường nhắc đến. Trong số đó bậc ưu tú về mặt đạo hạnh, sở trường và sở chứng, có mười vị được gọi là mười đại đệ tử, gọi chung là Thánh Chúng. Lịch sử Phật giáo liệt kê như sau:

1. Tôn giả Đại Ca Diếp, Đầu đà đệ nhất 
2. Tôn giả Xá Lợi Phất, Trí tuệ đệ nhất 
3. Tôn giả Mục Kiền Liên, Thần thông đệ nhất 
4. Tôn giả Ca Chiên Diên, Luận nghị đệ nhất 
5. Tôn giả A Nan Đà, Đa văn đệ nhất 
6. Tôn giả A Na Luật, Thiên nhãn đệ nhất 
7. Tôn giả La Hầu La, Mật hạnh đệ nhất 
8. Tôn giả Tu Bồ Đề, Giải không đệ nhất 
9. Tôn giả Phú Lâu Na, Thuyết pháp đệ nhất 
10. Tôn giả Ưu Ba Ly , Trì giới đệ nhất 

Sau đây chúng ta lần lượt tìm hiểu cuộc đời và đạo nghiệp của các Ngài để noi theo hầu trở nên con người tốt trên bước đường phụng sự đạo pháp và xây dựng quốc gia xã hội ngày thêm tịnh lạc... 

Thích Minh Tuệ
 

Xem Thêm:
Thập Đại Đệ Tử, HT. Thích Tinh Vân - Việt dịch: Như Đức
Mười Vị Đệ Tử Lớn của Phật, Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: CS Hạnh Cơ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 2016(Xem: 5247)
Giới Thiệu: Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng, là người đã nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1989, và là người cổ võ từ bi và hòa bình khắp thế giới. Ngài khuyến khích sự hòa hợp giữa các tôn giáo trên thế giới và tham gia vào nhiều cuộc đối thoại với các nhà khoa học hàng đầu. Xuất gia làm tu sĩ từ thơ ấu, Tỳ Kheo Tenzin Gyantso đã hoàn tất các chương trình học Phật theo truyền thống và tốt nghiệp bằng geshe, tương đương Tiến Sĩ Phật Học. Nổi tiếng với sự thông thái và tấm lòng độ lượng, chứng đắc thiền định, và khiêm tốn, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nói, “Tôi chỉ là một tu sĩ Phật Giáo đơn giản.”
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5266)
Lời Ban Biên Tập: Hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Hai Âm lịch, đại gia đình Phật tử thế giới lại thành tâm tưởng niệm ngày Đức Bổn sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật Nhập Niết bàn. Nhân ngày tưởng niệm này, chúng tôi xin lược trích giới thiệu nội dung cơ bản nửa sau bài Ba, khoá I “Phật học phổ thông” của cố HT Thích Thiện Hoa, về sự kiện Lịch sử Phật giáo quan trọng này.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 5516)
Tự ngã và sự cố chấp vào tự ngã là một trong những nguyên nhân dẫn đến khổ đau, tang thương và mất mát. Khi tự ngã được đề cao thì con người thỏa mãn, hạnh phúc, nhưng một khi tự ngã bị xúc phạm thì sự bực bội, và thậm chí là thù hận sẽ khởi sanh.