Kho Tàng Lòng Tốt

18 Tháng Năm 201100:00(Xem: 24943)

KHO TÀNG LÒNG TỐT
Nguyễn Thế Đăng

khotanglongtot-1Nếu có một cái gì mà khi gặp bất cứ người nào, dù nam hay nữ, già hay trẻ, chúng ta có thể “rút từ trong túi ra” trao tặng ngay cho người ấy, thì cái đó chính là lòng tốt. Chưa chắc chúng ta có thể trao cho trọn vẹn bằng ngôn ngữ, vì đôi khi không rành tiếng của người đó; chưa chắc có thể trao cho tri thức, vì cần có trình độ tương đương giữa hai người; cũng chưa chắc chúng ta có thể trao cho tiền bạc, giúp đỡ cơ hội, vì lỡ người đó giàu có và thế lực hơn thì sao? Những sự trao cho đều đòi hỏi điều kiện, chỉ có lòng tốt là không cần điều kiện. Và cái gì không cần điều kiện, cái đó được gọi là tự do (người phương Tây dịch chữ giải thoát của Đức Phật là tự do). Tự do có nghĩa là không lệ thuộc vào nguyên do nào ngoài chính nó.

 

Chúng ta thấy người phương Tây mở miệng ra là xin lỗi, cám ơn, cho phép… Đó là cách biểu lộ lòng tốt ra trong ngôn ngữ hàng ngày. Đó cũng là cái lịch sự, văn minh của người phương Tây. Khi mục tiêu của chúng ta là hướng tới một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”, thì xét kỹ, cả ba khái niệm trên đều có nền tảng là lòng tốt. Dầu có bao nhiêu luật lệ, nhưng nếu không có lòng tốt đằng sau những luật lệ ấy thì chúng ta dễ dàng o ép người khác khi họ yếu thế hơn.

Sẽ không có công bằng nếu không có lòng tốt. Dầu có bao nhiêu quyền cho con người, nếu không có lòng tốt, chúng ta dễ dàng nhũng nhiễu, thậm chí “hành” người dân. Pháp luật và dân chủ chỉ thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của nó khi thực sự có lòng tốt giữa con người và xã hội. Và ngay cả theo quan niệm của phương Tây, văn minh không chỉ là nhà cao cửa rộng, xe tốt mà còn là sự đối xử văn hóa giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, giữa từng cá nhân với chính mình dựa trên lòng tốt.

Chúng ta thấy mọi tệ nạn xã hội đều do thiếu lòng tốt. Tham nhũng, dù dưới bất kỳ hình thức nào, là do thiếu lòng tốt đối với đa số dân chúng còn khó khăn nghèo khổ; tai nạn giao thông vì chạy ẩu, say rượu, xe không an toàn: không có lòng tốt nghĩ đến những người trên xe và giữa đường; thực phẩm xuất khẩu bị trả về vì có chất độc hại quá mức cho phép: không có lòng tốt nghĩ đến sức khỏe người khác, ai chết mặc ai miễn có lợi nhiều là được; xì-ke, Si-da: không có lòng tốt với chính thân thể mình và với cộng đồng. Điều ngược lại cũng dĩ nhiên: tất cả những gì tốt đẹp trên đời đều do lòng tốt mà có.

Tôi có một người bạn tu sĩ trẻ hiện đang sống ở Canada. Những năm trước khi xuất gia, anh đọc nhiều sách Phật giáo, nhưng khi về quê Nha Trang thăm mẹ, anh thường rủ bạn bè đi ăn ở những nhà hàng ven biển, đủ mọi hải sản tươi sống, thích con gì thì vớt lên. Một hôm đang đứng nơi trạm chờ xe bus ở Canada, anh thấy một cô gái phương Tây chạy vội ra đường gắp một con sâu đang bò giữa đường bỏ vào bụi cây bên lề, từ đó anh không hề dám tới những nhà hàng “tươi sống” ấy nữa.

Vài năm sau, khi trên đường đi đến một tu viện Dharamsala của Kalu Rinpoche, anh chán nản muốn trở về, vì khí hậu khắc nghiệt, vì bị trộm cắp, vì tình trạng lộn xộn bất ổn ở Ấn Độ. Đang ngồi thừ người trong phòng trọ tồi tàn, thì thấy một em bé gái Ấn Độ bước vào, tay cầm trái cam, em bóc vỏ trái cam và đưa mời anh. Kết quả là anh ở lại Ấn Độ và tiếp tục lên đường về phương Bắc.

Lòng tốt tạo ra những điều kỳ diệu, những phép lạ. Như trong các truyện cổ tích Việt Nam, có những ông già râu tóc bạc phơ, những bà tiên, ông Bụt…, tất cả đều là sự hiện ra để cứu giúp, đem lại may mắn, phước lành. Suy nghĩ sâu xa, tất cả những cái gọi là rủi ro, bất hạnh xảy ra cho mình trong cuộc đời đều là do thiếu lòng tốt. Câu nói “Chỉn Bụt là lòng” của vua Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo phú (hội thứ ba) hẳn là chúng ta chưa hiểu hết và chưa khai thác hết dù cho đến cả những thời đại tương lai.

Mỗi người chúng ta đều có kho tàng lòng tốt nơi mình. Chúng ta biểu lộ, thể hiện nó ra bao nhiêu thì chúng ta sẽ khám phá ra nó bấy nhiêu. Và khám phá ra lòng tốt là khám phá ra chính con người mình. Khám phá con người mình - đây là mục đích và ý nghĩa của đời người - là khám phá ra lòng tốt ở trong lòng mình. Và càng thể hiện lòng tốt ra bao nhiêu, người ta càng khám phá ra chính mình, càng làm đẹp cho cuộc đời mình (mà từ ngữ Phật giáo gọi là “trang nghiêm”) bấy nhiêu. Đó cũng là con đường của hạnh phúc, của hài hoà, với tất cả mọi người, mọi vật.

Tận trong đáy lòng mỗi người là một kho tàng lòng tốt. Khổng Tử đã nói: “Có lòng nhân là người vậy” (Nhân giả, nhân dã). Đức Phật đã nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”. Nếu chúng ta biết sử dụng lòng tốt, khai thác nó, thể hiện nó thì chúng ta sẽ biến cuộc đời chúng ta và những người, những vật chung quanh thành một môi trường hạnh phúc an vui.

khotanglongtot-2Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt. Một năng lượng có thể biến cải tâm hồn con người - điều mà tất cả những năng lượng vật chất khác không thể nào làm được - biến thế giới này thành một thế giới đáng sống, biến con người thành những nhân cách muốn được sống cùng, đó là lòng tốt. Đây là một cuộc cách mạng không đòi hỏi gì (vũ khí, nguồn vốn tư bản, nguồn vốn tri thức…), nó chỉ nằm nơi quyết định và hành động của mỗi chúng ta.

Chúng ta có quyền, vì không ai có thể ngăn cấm, biến cuộc đời chúng ta thành một sự thể hiện của lòng tốt, nghĩa là của hạnh phúc, và có quyền biến cả thế giới này - thậm chí cả vũ trụ này - thành thế giới của lòng tốt: thế giới nơi lòng tốt lưu thông, nơi lòng tốt giao thiệp, nơi lòng tốt trao đổi, gặp gỡ, đối thoại, nơi lòng tốt làm chính trị, thương mại, kinh tế, xã hội…, nghĩa là một nơi vinh danh cho con người, thế giới và thiên nhiên, mà không cần đặt tên nơi đó là Niết Bàn, Thiên Đàng hay cần phải mang tên bất kỳ một chủ nghĩa hoặc tôn giáo nào.

Nguyễn Thế Đăng
(Tạp chí Văn hóa Phật giáo)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 6902)
Hình như trong các tôn giáo hiện nay, giáo lý, kinh tạng, nghi lễ, sắc phục, pháp phục, văn ngôn thuật ngữ, kiến trúc thờ tự... đa dạng nhất, có lẽ chỉ có Phật giáo Bắc truyền.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 6033)
vuon thien nhat ban 2Liên quan đến ý thức tôn giáo của người Nhật Bản trung bình, ta thường thấy từ nhiều cửa miệng một nhận xét gây sốc đại ý như sau: "Họ là những kẻ trong cuộc sống thường xuyên lui tới đền thần đạo nhưng tổ chức đám cưới ở một nhà thờ Ki-Tô và lúc chết làm tang lễ theo nghi thức Phật giáo". Thoạt nghe qua, ai cũng có ấn tượng là ý thức về tôn giáo của dân tộc Nhật rất hời hợt và nông nổi. Tuy nhiên, nếu vin vào lời đó, ta không thể nào hiểu tại sao người Nhật vẫn hãnh diện cho mình là con dân của một quốc gia Phật giáo đại thừa vốn có dòng lịch sử tôn giáo lâu dài. Phải chăng ở Nhật Bản, nếu ta chỉ nhìn những gì nổi cộm trên bề mặt như con số chùa chiền, tăng lữ và tín hữu … để đánh giá ảnh hưởng của một tôn giáo lớn như Phật giáo đối với quần chúng thì sẽ là một điều thiếu sót?
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5799)
Sự kết hợp giữa Phật giáo và văn hóa Ấn Độ dường như đương nhiên, bởi vì Phật giáo sanh ra tại Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Hơn nữa với thời gian, nó đã trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ, một tôn giáo đã để lại dấu ấn lâu dài, có thể nói là không phải chỉ riêng về mặt tín ngưỡng mà còn trong nhiều lãnh vực khác như triết học, văn học, nghệ thuật và kiến trúc.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5199)
Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 5190)
Los Angeles (AP) – Vào hôm thứ Bảy, ngày 07/05/2016 tại Los Angeles, Hoa Kỳ đã diễn ra lễ Khai mạc cuộc Triển lãm nghệ thuật Phật giáo về hang động Đôn Hoàng Mạc Cao nổi tiếng thế giới. Triển lãm sẽ kéo dài cho đến tháng 09/2016, cung cấp du khách cơ hội để tìm hiểu về nghệ thuật và lịch sử của hang động Mạc Cao, di tích này phát triển mạnh như một trung tâm Phật giáo ở Trung Quốc từ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 4952)
LOS ANGELES - Trong tháng Năm 2016, Viện Bảo Tàng Getty tại Los Angeles sẽ giới thiệu du khách đến thăm các hang động Mạc Cao nằm trên con đường tơ lụa có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14. Quan khách sẽ khám phá những ý nghĩa lớn lao của nghệ thuật đa dạng và hiện vật từ di sản thế giới của UNESCO này, và tìm hiểu về những thách thức phải đối mặt trong việc bảo tồn chúng. Bản sao của ba trong số những ngôi chùa hang động Phật giáo với gần 500 bức trang trí còn tồn tại đến ngày nay sẽ cho phép du khách trải nghiệm những gì nó giống như là đến thăm hang động thực sự
14 Tháng Ba 2016(Xem: 4967)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất. Tuy nhiên, để có được diện mạo và hình thể của Đức Phật trên điện thờ, các tín đồ Phật giáo đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ đấu tranh về mặt tư tưởng.