Lặng lẽ trên đường

27 Tháng Chín 201415:10(Xem: 7148)

LẶNG LẼ TRÊN ĐƯỜNG
(CHÙM ẢNH: CÁC NHÀ SƯ ĐI KHẤT THỰC Ở HUẾ)
Hoàng Hải (VOV)

Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo.

Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo.

Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.

Ngày 14/9/2014, chư Tăng khất thực tại đây với điểm xuất phát ban đầu là đường Đặng Thái Thân, theo hướng về cửa Đông Ba, đường Đoàn Thị Điểm, đường Nhật Lệ và điểm dừng cuối cùng là ngã ba Nhật Lệ - Xuân 68. Thực hiện pháp khất thực lần này gồm 15 sư với sự dẫn đầu của sư Giới Đức – trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng tại Huế làm Trưởng đoàn. Quý Phật tử khi thấy đoàn hành khất đi qua thì tận tay cúng dường những thực phẩm cho các chư tôn đức như các loại bánh, sữa, trái cây, thức uống... những đồ dùng cần thiết cho đời sống tu tập của các sư.

Khất thực là một trong những hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng. Từ truyền thống khất thực này, những giá trị văn hóa Phật giáo được tiếp tục được giữ gìn và là nét đẹp của Phật giáo Nam Tông trong lòng người dân xứ Huế, cũng như người dân Việt Nam./.


blankSư Giới Đức - trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng dẫn đầu đoàn đi thực hiện pháp khất thực
khat thuc 25Đoàn khất thực gồm 15 nhà sư của phái Nam Tông liên tục đi dọc theo các con phố tại Huế
khat thuc 26Những bước chân thiền trên đường phố Huế
khat thuc 07Những Phật tử nhỏ tuổi cũng cùng với người lớn tham gia cúng dường ven đường
khat thuc 14
Sư Giới Đức nở nụ cười hiền lành, đón nhận tấm lòng từ những Phật tử
khat thuc 23huyen khong son thuong 1huyen khong son thuong 101huyen khong son thuong 102huyen khong son thuong 2Huyen_Khong_Son_Thuong_03Bóng các nhà sư khất thực đổ xuống ven đường xứ Huế

Đối với người dân Huế, truyền thống khất thực giúp lưu lại những nét đẹp và giá trị văn hóa Phật giáo Nam Tông trong lòng người dân nơi đây.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 6894)
Hình như trong các tôn giáo hiện nay, giáo lý, kinh tạng, nghi lễ, sắc phục, pháp phục, văn ngôn thuật ngữ, kiến trúc thờ tự... đa dạng nhất, có lẽ chỉ có Phật giáo Bắc truyền.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 6022)
vuon thien nhat ban 2Liên quan đến ý thức tôn giáo của người Nhật Bản trung bình, ta thường thấy từ nhiều cửa miệng một nhận xét gây sốc đại ý như sau: "Họ là những kẻ trong cuộc sống thường xuyên lui tới đền thần đạo nhưng tổ chức đám cưới ở một nhà thờ Ki-Tô và lúc chết làm tang lễ theo nghi thức Phật giáo". Thoạt nghe qua, ai cũng có ấn tượng là ý thức về tôn giáo của dân tộc Nhật rất hời hợt và nông nổi. Tuy nhiên, nếu vin vào lời đó, ta không thể nào hiểu tại sao người Nhật vẫn hãnh diện cho mình là con dân của một quốc gia Phật giáo đại thừa vốn có dòng lịch sử tôn giáo lâu dài. Phải chăng ở Nhật Bản, nếu ta chỉ nhìn những gì nổi cộm trên bề mặt như con số chùa chiền, tăng lữ và tín hữu … để đánh giá ảnh hưởng của một tôn giáo lớn như Phật giáo đối với quần chúng thì sẽ là một điều thiếu sót?
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5787)
Sự kết hợp giữa Phật giáo và văn hóa Ấn Độ dường như đương nhiên, bởi vì Phật giáo sanh ra tại Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Hơn nữa với thời gian, nó đã trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ, một tôn giáo đã để lại dấu ấn lâu dài, có thể nói là không phải chỉ riêng về mặt tín ngưỡng mà còn trong nhiều lãnh vực khác như triết học, văn học, nghệ thuật và kiến trúc.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5191)
Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 5177)
Los Angeles (AP) – Vào hôm thứ Bảy, ngày 07/05/2016 tại Los Angeles, Hoa Kỳ đã diễn ra lễ Khai mạc cuộc Triển lãm nghệ thuật Phật giáo về hang động Đôn Hoàng Mạc Cao nổi tiếng thế giới. Triển lãm sẽ kéo dài cho đến tháng 09/2016, cung cấp du khách cơ hội để tìm hiểu về nghệ thuật và lịch sử của hang động Mạc Cao, di tích này phát triển mạnh như một trung tâm Phật giáo ở Trung Quốc từ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 4948)
LOS ANGELES - Trong tháng Năm 2016, Viện Bảo Tàng Getty tại Los Angeles sẽ giới thiệu du khách đến thăm các hang động Mạc Cao nằm trên con đường tơ lụa có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14. Quan khách sẽ khám phá những ý nghĩa lớn lao của nghệ thuật đa dạng và hiện vật từ di sản thế giới của UNESCO này, và tìm hiểu về những thách thức phải đối mặt trong việc bảo tồn chúng. Bản sao của ba trong số những ngôi chùa hang động Phật giáo với gần 500 bức trang trí còn tồn tại đến ngày nay sẽ cho phép du khách trải nghiệm những gì nó giống như là đến thăm hang động thực sự
14 Tháng Ba 2016(Xem: 4959)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất. Tuy nhiên, để có được diện mạo và hình thể của Đức Phật trên điện thờ, các tín đồ Phật giáo đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ đấu tranh về mặt tư tưởng.