Ebook Pdf Khóa Hư Lục

01 Tháng Năm 201400:00(Xem: 12000)

EBOOK PDF
KHÓA HƯ LỤC

pdf_download_2

Khóa Hư Lục, Nguyễn Đăng Thục dịch và chú thích
Khóa Hư Lục, Thích Thanh Từ giảng giải
Khóa Hư Lục, Thích Thanh Kiểm
Đào Duy Anh và sách Khóa Hư Lục

Khóa Hư Lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII. Sách gồm 3 quyển Thượng, Trung và Hạ, viết theo thể văn biền ngẫu, bằng Hán tự, một lối văn rất khó viết, ở người cầm bút phải có một trình độ học vấn uyên bác mới dám sử dụng tới[293]. Về nội dung cuốn sách tác giả trình bày những tư tưởng triết lý đại tạng Phật giáo, nhằm mục đích tự thức tỉnh mình và đồng thời có tính cách giáo dục quần chúng, nói lên niềm thao thức khổ đau cùng sự giác ngộ của một con người có trách nhệm với mình, với đời và với đồng bào, nhân loại.

Tác giả, sau bao năm đối diện với những dằn vặt khổ đau ray rứt của tự thân. Năm vua lên hai mươi tuổi, hoàng hậu là Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng) mới mười chín tuổi, chỉ vì muộn có con, Trần Thủ Độ bắt ép vua phải bỏ Chiêu Thánh để lấy người chị dâu đã có mang ba tháng là Thuận Thiên, vợ của anh mình, tức Trần Liễu. Có lẽ Trần Thủ Độ muốn vua có con ngay để sau này nối nghiệp nhà Trần. Hiển nhiên là vua đã kịch liệt phản đối việc làm trái lễ giáo này của Trần Thủ Độ. Nhưng uy quyền của ông ta quá lớn. Vua đành nhẫn nhục đau khổ, chịu đựng. Người con trai hai mươi tuổi mới lớn lên, lòng mang nặng một nỗi buồn u ẩn, vua đã nhất quyết bỏ ngai vàng ra đi, tìm lên núi Yên Tử, và xin ở lại đó để tu học Phật Pháp hầu tìm ra một lối thoát cho tâm tư uất nghẹn khổ đau; mặt khác, đứng trước tình cảnh rối bời của đất nước lúc bấy giờ, tuy tâm tư vua chưa nguôi hết nỗi đau buồn, do người chú họ Trần Thủ Độ gây ra, nhưng trên cương vị một người lãnh đạo quốc gia, vua không thể nhất đán phủi tay, buông xuôi, bỏ mặc cho vận nước nổi trôi…, và nhất là trước sự van nài khẩn thiết của Trần Thủ Độ: “Xin bệ hạ nghĩ đến trăm họ. Lòng dân như hoa hướng dương, luôn hướng về nẻo mặt trời mọc, là bệ hạ. Vậy xin bệ hạ gấp hồi loan[294]. Vua cảm động rươm rướm nước mắt, rồi cùng các quan trở về kinh sư, gượng lên Ngôi báu. Trong 33 năm trị vì, vua đã làm tròn sứ mệnh của một đấng quân vương, hết lòng lo sửa sang việc nước: bên trong, bình trị nội loạn; phía ngoài, dẹp yên xâm lăng. Nhờ vậy mà toàn dân được sống an vui, hạnh phúc.

Với trí sáng như mặt trời, và với lòng thì rộng như biển cả, vua quả là một vị A la hán, một Đại Bồ Tát thị hiện ở Việt Nam để cứu nước Việt Nam. Nên sau khi đã hoàn thành sự nghiệp cứu nước, vua nhường Ngôi cho con là Trần Hoảng, tức Trần Thánh Tông. Chắc chắn sau đấy vua có nhiều thì giờ rảnh rỗi để dồn hết tâm tư vào việc tu niệm, và viết sách truyền lại cho đời.

Tất cả nỗi thao thức khổ đau đối với bản thân, đối với cuộc đời và với lòng từ bi thương xót chúng sinh, vì u mê tạo nghiệp xấu ác, nên phải luân hồi chìm đắm trong ba cõi, sáu ngả. Do những ý nghĩ ấy, tác giả đã viết Khoá Hư Lục, trước hết là để tự thức tỉnh mình trên đường tu niệm và thực hành, nhằm thanh lọc sáu quan năng, mong đạt đến chỗ “lục căn viên thông”, tức là chứng thánh quả; đồng thời khuyên mọi người nên hướng tâm lên đức Phật từ bi cao cả và hãy học hỏi giáo lý vô thượng của Ngài, và lấy đó làm chiếc bè đưa ta qua sông Mê, tới bờ Giác.

Trước hết ta tìm hiểu về hai chữ “Khóa Hư” Chữ Khóa (trong Khóa Hư Lục), theo Hán tự, có nghĩa là bài học dạy về cách thức tu trì đúng chính pháp. Chữ Hư, nghĩa là rỗng lặng, tâm luôn luôn thức tỉnh, không chấp vào hình tướng sự vật một cách giáo điều, cố định. Khóa, tượng trưng tinh thần hữu vi, minh chính, quả quyết. Hư, tượng trưng tinh thần vô vi, lồng trong một ý nghĩa: vạn hữu chuyển biến, khổ, không, vô thường, vô ngã. Hiểu được lẽ sinh hóa của vũ trụ vạn hữu, là đi vào cõi Niết bàn, bất sinh bất diệt, là chứng đạo, đạt tới trạng thái chân lý tối cao. Phật Đà.



Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Sáu 202117:30
Khách
<a href=https://vscialisv.com/>canadian pharmacy cialis
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2014(Xem: 11018)
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6677)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7529)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7982)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5446)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9542)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5776)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.