Thiền Sư Nhất Hạnh: Người Phương Tây Hãy Trở Về Với Đạo Thiên Chúa Giáo - Ngọc Hằng Dịch

08 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 22931)

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:
NGƯỜI PHƯƠNG TÂY HÃY TRỞ VỀ VỚI ĐẠO THIÊN CHÚA GIÁO

Ngọc Hằng dịch

thichnhathanhNhà lãnh đạo tâm linh Phật giáo nổi tiếng thứ hai trên thế giới sẽ đến Vancouver vào mùa hè này để mang thông điệp có thể gây ra sự cộng hưởng cho cộng đồng dân cư bờ biển tây, những người đang đứng ở giữa sự lựa chọn hài hoa tâm linh cả đông và tây.

Là một thiền sư người Việt Nam, thầy Thích Nhất Hạnh còn là một nhà hoạt động cho hòa bình và môi trường chỉ đứng thứ hai sau đức Dalai Latma không hề muốn tất cả người dân Bắc Mỹ trở thành Phật Tử

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tác giả của rất nhiều quyển sách nổi tiếng rất vui mừng nếu người Thiên Chúa cứ giữ đạo Thiên Chúa, người Sikhs vẫn giữ đạo Sikhism và người vô thần vẫn cứ sống với chủ nghĩa nhân đạo thế tục.

Tuy nhiên, thiền sư 84 tuổi này lại khuyến khích mọi người cùng đối thoại liên tôn giáo. Thầy tin rằng điều này sẽ giúp tăng cường sự vững mạnh về lời phát nguyện của mình đối với những lời dạy của vị thầy sáng lập ra tôn giáo của mình.

Trong khi Phật giáo là một trong những tôn giáo phát triển rất nhanh ở Vancouver, những người tự nhận mình là người Thiên Chúa Giáo vẫn là đông nhất, khoảng 54% số dân ở đây.

Tuy nhiên, rất nhiều người ở bờ biển Tây tự nhận mình là người Thiên Chúa Giáo đang bình thường hóa về nó. Họ có thể tin chúa Jesu có một mối quan hệ đặc biệt với Thượng Đế nhưng lại không quan tâm đến việc đến nhà thờ để nghe giảng.

Thầy Nhất Hạnh sẽ hướng dẫn khóa tu năm ngày tại trường đại học British Colombia vào ngày 8/8 và giảng cho công chúng tại Orpheum vào ngày 14/8 hướng đến rất nhiều người nghiên cứu về Thiên Chúa Giáo cũng như cộng đồng tâm linh rộng lớn hơn kể từ sau quyển sách “Chúa Và Phật là hai anh em “ bán rất chạy vào năm 1997.

Theo cách viết của thầy trong quyển sách “Chúa và Phật là hai an hem” mô tả sự tương đồng giữa đời sống và lời dạy của đức Phật và Chúa Jesus.

Cả Phật và chúa, theo lời thầy Nhất Hạnh, là tương đồng.

Cả hai đều là những vị thầy vô cùng trí tuệ, những người đã chuyển đổi và giác ngộ ở độ tuổi 30.

Cả hai đều bắt đầu trong việc đổi mới truyền thống của mình, Ấn Độ Giáo và Do Thái Giáo.

Cả hai đều dạy con đường để đương đầu với cuộc sống đầy cám dỗ và khổ đau.

Cả hai đều được xem là những con người cao quý chứ không phải là những vị thánh.

Ngọc Hằng dịch
Theo Communities.canada.com

Bài viết liên quan: BỤT TRONG TA, CHÚA TRONG TA - Thích Nhất Hạnh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5478)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5349)
Phong trào Dorje Shugden đã nhận sự hỗ trợ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chung của họ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước Anh.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5566)
GENEVA - Một tổ chức Phật-giáo dẫn đầu các hoạt động chống Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ kế hoạch biểu tình và tự giải tán, theo thông báo phổ biến qua mạng – diễn biến này phát sinh sau phóng sự điều tra của Reuters tố cáo đảng CS Trung Quốc ám trợ một nhóm Phật tử biểu tình đối đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại mọi nơi mà ngài viếng thăm.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5366)
Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5425)
Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của thủ lĩnh tinh thần Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 6841)
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 7111)
Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 6716)
TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 7704)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 6847)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …