Hãy Nói Vì Tây Tạng Trần Khải

25 Tháng Mười 201000:00(Xem: 33802)

HÃY NÓI VÌ TÂY TẠNG
Trần Khải

blankTình hình Tây Tạng xuống đường là chuyện có thể tiên đoán được. Bởi vì từ nhiều thập niên qua, mỗi năm vẫn có hàng trăm và có khi hàng ngàn người Tây Tạng bị công an Trung Quốc bắt giam vì cho là vẫn còn tôn thờ Đức Đạt Lai Lạt Ma hay vì cho là có liên hệ tới các nỗ lực đòi độc lập, đòi tự trị, đòi dân chủ và nhân quyền cho vùng núi tuyết này. Và cứ mỗi lần có một biến động nào tại Tây Tạng, lại thêm một làn sóng người tị nạn băng núi Hy Mã Lạp Sơn để trốn sang Ấn Độ. Vấn đề chỉ là, khi nào thì các cuộc xuống đường lại xảy ra tại Tây Tạng, và nhà nước TQ sẽ đàn áp thế nào.

 

Mọi chuyện rất dễ hiểu. Dân tộc Tây Tạng rất mực hiếu hòa, bản chất đã không ưa bạo động, xử thế lại chất phác… nhưng khi nhiều tầng cai trị của nhà nước Bắc Kinh với các chính sách đồng hóa và diệt chủng văn hóa được tinh vi thực hiện, những khối phẫn nộ chất chứa trong lòng từ nhiều năm tất phải có lúc bùng nổ. 

Lần này, những cuộc xuống đường trong tuần qua là đúng lúc. Tất cả những người quan tâm tới vận mệnh của dân tộc Tây Tạng -- trong đó có các tăng ni, thanh niên, sinh viên học sinh tại Lhasa, nơi đầu tiên bộc phát xuống đường - đều dễ dàng suy luận rằng không còn lúc nào khác có tầm vóc quan trọng hơn. Bởi vì Đuốc Thế Vận sẽ được thắp lên trong một buổi lễ tại thành phố cổ Olympia, tại Hy Lạp, vào đúng 12 giờ trưa ngày 24-3-2008, nghĩa là còn cách vài ngày nữa. Ngọn lửa sẽ chạy tiếp sức để sẽ đưa về sân vận động Panathenaiko Stadium tại Athens, Hy Lạp, để trao cho ủy ban tổ chức Thế Vận Bắc Kinh vào đúng 3 giờ chiều ngày 30-3-2008 trong một buổi lễ tưng bừng. Một buổi lễ đón nhận sẽ tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 31-3-2008, và vào ngày 1-4-2008 thì ngọn đuốc sẽ bắt đầu rước chạy một vòng toàn cầu - trong đó sẽ chạy qua nhiều thành phố của Việt Nam.

Điều bi thảm của cuộc chiến để gìn giữ sinh tồn cho dân tộc và văn hóa Tây Tạng là không ai mong đợi sự chiến thắng. Đây là cuộc chiến của tay không. Hoàn toàn không ai thấy người biểu tình nào cầm dao hay súng, chỉ có vài tấm ảnh cho thấy có ném đá. Những cuộc xuống đường chắc chắn không do chính phủ lưu vong của ngài Đạt Lai Lạt Ma tổ chức, và có vẻ như chỉ được dàn dựng hay hỗ trợ bởi Nghị Hội Thanh Niên Tây Tạng, một tổ chức giới trẻ từ nhiều năm đã bày tỏ bất đồng về phương pháp bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng tính rời rạc, không đồng thời của các cuộc xuống đường cũng cho thấy nhiều phần tự phát là chính, không phải là một âm mưu rộng lớn mang tầm vóc quốc tế, dù là các thiệt hại nhân mạng và tài sản rất là lớn. Có lẽ ngòi nổ chính yếu, suy đoán được là do xúc động từ cuộc tuần hành về quê nhà của hơn 100 người, trong đó đa số là các vị sư và ít nhất là 20 người ngoại quốc tham dự - họ đi bộ từ Dharamsala, thủ đô Tây Tạng lưu vong, từ đầu tháng 3-2008 để sẽ vượt Hy Mã Lạp Sơn, dự kiến sẽ vào lãnh thổ Tây Tạng đầu tháng 8-2008. Nghĩa là, đúng lúc Thế Vận Bắc Kinh khai mạc vào ngày 8-8-2008. Và họ chấp nhận bị công an Trung Quốc vây bắt, có thể sẽ là bắt ngay ở biên giới, hay là ở một nơi nào trên đất Tây Tạng, nơi đồng bào họ đang bị cai trị hà khắc bởi nhà nước Bắc Kinh. Nghĩa là, một chuyến đi bất bạo động và chấp nhận vào tù. Gần như đồng thời, ngay sau đó, tuổi trẻ xuống đường ở Lhasa, rồi các vị sư từ ba tu viện lớn ở Lhasa cũng xuống đường, và sau một hôm thì lan ra 3 tỉnh lân cận. Tất cả các sự kiện đều nhằm để kỷ niệm ngày 10-3-1959, ngày toàn dân Tây Tạng nổi dậy và bị quân đội Trung Quốc đàn áp dữ dội, và là ngày chính phủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều ngàn dân Tây Tạng vượt núi băng rừng chạy trốn sang Ấn Độ.

Những cuộc xuống đường ở Tây Tạng thấy rõ là sẽ bị đàn áp. Nhưng giây phút này, khi ngọn lửa Thế Vận sắp sửa thắp lên ở Hy Lạp, nếu không nói, thì bao giờ mới nói. Và người Tây Tạng đã nói thật lớn tiếng, bất kể mọi đàn áp. Với tay không, và với lòng tin vào sự tử tế của thế giới dân chủ bên ngoài, họ đã bước ra phố, phất cao lá cờ Tây Tạng năm xưa, và hô vang những lời từ nhiều năm giấu kín trong lòng.

Họ cũng biết rằng sự hy sinh của họ và đồng bào họ trên đường phố Lhasa sẽ không dập tắt nổi Đuốc Thế Vận tuần sau sẽ thắp ở Hy Lạp. Họ biết rằng thế giới sẽ không tẩy chay toàn bộ Thế Vận như họ mong muốn. Nhưng giây phút này, nếu họ không lên tiếng, và nếu không lớn tiếng để thế giới nghe tới, thì đời sau và những thế hệ con cháu của họ biết bao giờ có được cơ hội này để lên tiếng nữa. 

Bây giờ mà im lặng, có thể sẽ là đời đời vĩnh kiếp sẽ im lặng mà chờ đợi một nền văn hóa một thời rực rỡ ở Tây Tạng sẽ lặng lẽ lụi tàn.

Những bước chân xuống đường ở Tây Tạng cũng là một nhắc nhở cho Việt Nam, rằng không bao giờ nên nhượng bộ bất kỳ một tấc đất, một tấc đảo nào cho Trung Quốc. Bởi vì, tổ tiên chúng ta đã ngăn được vó ngựa thời Nguyên Mông, không phải để chúng ta ngày nay bán đi dù với bất kỳ lợi nhuận nào giành cho bất kỳ một nhóm, một đảng hay một chế độ nào.

Trường hợp bạn muốn góp lời với người Tây Tạng, xin mời vào trang web: http://www.savetibet.org . Nơi đó, đang có rất nhiều người cần bạn góp sức, và góp tiếng.

Hãy nói thật lớn, vì người Tây Tạng, và cũng vì đồng bào Việt Nam mình trước một cơ nguy bị mất mát rất thực và rất đáng ngại - những hiệp ước nhượng đất, nhượng biển.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6193)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6002)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6465)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6834)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7080)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9537)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7662)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10985)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 7033)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,