Lý Do Gây Hận Thù Tôn Giáo Ở Miến Điện

02 Tháng Năm 201300:00(Xem: 18576)

LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN 
Alan Strathern Đại học Oxford

blank

Trong tất cả những giáo huấn đạo đức đạo Phật được thấm nhuần trong các nhà sư, thì việc tránh sát sinh được nhắc tới đầu tiên, và nguyên tắc bất bạo động được cho là nằm ở vị trí trung tâm, quan trọng hơn nhiều đối với đạo Phật so với bất kỳ tôn giáo lớn nào khác.

Vậy tại sạo các vị sư lại có những bài diễn thuyết đầy thù hận chống lại người Hồi giáo và cùng hòa vào những đám đông giận dữ vốn đã khiến hàng chục người thiệt mạng?

Đây là điều đang diễn ra tại hai quốc gia nằm cách nhau cả ngàn dặm trên Ấn Độ Dương - Miến Điện và Sri Lanka.

Vấn đề là cả hai nước này đều đang không hề phải đối diện với mối đe dọa từ các tay súng Hồi giáo cực đoan.

Người Hồi giáo ở cả hai nơi đều là những cộng đồng nhỏ, sống hiền hòa.

ashin_wirathuTại Sri Lanka, giết mổ gia súc theo nghi thức Hồi giáo (halal) là một vấn đề. Được các nhà sư dẫn đầu, các thành viên Bodu Bala Sena, Lữ đoàn Phật tử, đã có các cuộc tuần hành kêu gọi có hành động trực tiếp, tẩy chay các cơ sở kinh doanh của người Hồi giáo, và đặt các rào chặn bao quanh các gia đình Hồi giáo.

Ở Sri Lanka, không có người Hồi giáo nào bị giết chết. Nhưng tình hình tại Miến Điện nghiêm trọng hơn nhiều.

Tại đây, sự thù hận được lan ra từ nhóm 969, là nhóm do một nhà sư dẫn đầu. Sư Ashin Wirathu đã từng bị tù hồi năm 2003 với tội danh kích động hận thù tôn giáo. (Hình bên trái: Ashin Wirathu)

Được thả năm 2012, ông tự gọi mình một cách kỳ cục là "Bin Laden Miến Điện".

Hồi tháng Ba, đã xảy ra làn sóng bạo lực trực tiếp nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo ở thị trấn Meiktila thuộc miền trung Miến Điện, khiến ít nhất 40 người chết.

blank

Các ngôi làng của người Hồi giáo ở Meiktila đã bị thiêu trụi hồi tháng Ba

Nguồn cơn bắt đầu từ một cửa hàng vàng. Các phong trào ở cả hai nước đều khai thác tâm trạng bất mãn về kinh tế, một nhóm tôn giáo thiểu số bị dùng làm vật thế mạng cho sự bực tức của nhóm người đa số.

Hôm thứ Ba, các Phật tử hung hăng đã tấn công các thánh đường Hồi giáo và phóng hỏa đốt hơn 70 ngôi nhà ở Oakkan, nằm phía bắc Rangoon, sau khi một cô gái Hồi giáo đi xe đạp đâm phải một nhà sư.

Một người thiệt mạng và chín người bị thương.

Nhưng phải chăng các nhà sư Phật giáo không phải là những người tốt có đức tin?

Tất cả những ai theo đạo Phật đều được dạy rằng cách suy nghĩ hung hãn là chuyện xấu.

Phật giáo thậm chí còn được dạy cách thức cụ thể để hóa giải tâm trạng này. Nhờ thiền, sự khác biệt giữa cảm giác của mình và của những người khác sẽ được xoa dịu, trong lúc bạn sẽ mong muốn cho vạn vật đều được sinh sôi nảy nở.

Tất nhiên, Thiên chúa giáo cũng có lời răn dạy yêu thương. "Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi con," là lời dạy của Chúa Jesus.

Nhưng bất kể mỗi tôn giáo được khởi đầu ra sao, thì sớm muộn nó cũng đi vào một liên minh với quyền lực nhà nước.

Các nhà sư Phật giáo trông chờ vào sự ủng hộ, ban phước và quyền lực mà chỉ các vị vua mới có thể đem lại. Các vị vua thì trông vào các nhà sư nhằm lấy được sự chính danh mà chỉ những người đức cao vọng trọng mới có thể đưa ra.

Những người tham gia thập tự chinh, các tay súng Hồi giáo cực đoan, hay các lãnh đạo của "các quốc gia yêu tự do", đều biện hộ cho việc cần có hành vi bạo lực bằng việc nhân danh một lý do cao cả hơn.

Các nhà cầm quyền theo Phật giáo và các nhà sư cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.

Xét về mặt lịch sử mà nói, thì Phật giáo cũng không phải là một tôn giáo hiền hòa hơn Thiên chúa giáo.

Một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Sri Lanka là Dutugamanu, người đã thống nhất hòn đảo hồi thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.

Ông được cho là đã đặt một thánh tích Phật giáo vào trong chiếc thương của mình và đưa 500 vị sư đi cùng trong cuộc chiến chống lại một vị vua không theo Phật giáo.

Ông đã hủy diệt đối phương. Sau cuộc tắm máu, một số người đã tán dương ông: "Giết chúng như giết thú vật; Ngài sẽ khiến đức tin Phật giáo tỏa sáng."

Những người cầm quyền Miến Điện biện hộ cho các cuộc chiến nhân danh điều mà họ gọi là học thuyết Phật giáo thực sự.

Tại Nhật Bản, nhiều võ sĩ đạo samurai là những người theo Thiền của đạo Phật và đưa ra nhiều lý lẽ biện hộ. Chẳng hạn, giết một kẻ phạm tội khủng khiếp chính là một hành động trắc ẩn.

Lý lẽ này cũng được nhắc lại khi Nhật Bản huy động sức mạnh để tham gia Đại chiến Thế giới thứ hai.

Đạo Phật đã giữ vai trò dẫn dắt các phong trào theo chủ nghĩa dân tộc trong lúc Miến Điện và Sri Lanka muốn lật đổ sự thống trị của Đế chế Anh.

Đôi lúc đã nổ ra tình trạng bạo lực. Hồi thập niên 1930, ở Rangoon các nhà sư đã dùng dao đâm chết bốn người châu Âu.

Quan trọng hơn, nhiều người cảm thấy đạo Phật chính là một phần trong tính cách dân tộc của mình, và việc có những nhóm người nhỏ khác trong quốc gia vừa mới giành được độc lập này là điều khiến họ khó chịu.

Năm 1983, căng thẳng sắc tộc ở Sri Lanka đã bùng nổ thành cuộc nội chiến. Theo sau các cuộc tàn sát bài người Tamil, các nhóm Tamil đòi ly khai ở miền bắc và miền đông hòn đảo này đã tìm cách tách khỏi chính phủ của người Sinhale chiếm đa số.

blank

Làn sóng bạo lực mới đây khiến nhiều người Hồi giáo ở Miến Điện bị mất nhà cửa

Trong cuộc chiến, cuộc bạo động tồi tệ nhất chống lại người Hồi giáo ở Sri Lanka đã xảy ra do các phiến quân Tamil. Nhưng sau khi cuộc giao tranh chấm dứt một cách đẫm máu với sự thất bại của các phiến quân hồi 2009, dường như sự giận dữ của cộng đồng chiếm đa số đã tìm được mục tiêu mới, cộng đồng Hồi giáo thiểu số.

Ở Miến Điện, các vị sư nắm giữ sức mạnh tinh thần trong việc thách thức chính quyền quân sự nhằm đòi dân chủ trong cuộc cách mạng 2007. Các cuộc biểu tình hòa bình là vũ khí chính khi đó, và các nhà sư đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Nay một số nhà sư đang dùng sức mạnh tinh thần của mình để phục vụ cho một cái đích hoàn toàn khác.

Chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng với 500 ngàn người nếu tính cả những đứa trẻ được gửi vào các tu viện nhằm trốn cảnh đói nghèo hay mồ côi, thì các nhà sư rõ ràng chiếm một lượng đáng kể trong số giới trẻ giận dữ.

Hiện người ta vẫn chưa nắm được bản chất thực sự của mối quan hệ giữa những đối tượng Phật giáo cực đoan và các đảng cầm quyền ở cả hai quốc gia.

Bộ trưởng Quốc phòng đầy quyền lực của Sri Lanka, Gotabhaya Rajapaksa, là khách danh dự trong lễ khai trương trường huấn luyện Lữ đoàn Phật tử, và ông đã nhắc tới các nhà sư như là những người "bảo vệ đất nước, tôn giáo và chủng tộc của chúng ta".

Nhưng thông điệp bài Hồi giáo dường như đã chạm được vào các bộ phận dân chúng.

Tuy không chiếm đa số ở cả hai quốc gia, nhưng nhiều người theo đạo Phật chia sẻ rằng đất nước họ phải được thống nhất, và rằng tôn giáo của họ đang bị đe dọa.

Người ta tin rằng Hồi giáo cực đoan là tâm điểm của nhiều cuộc xung đột bạo lực nhất trên thế giới. Họ cảm thấy rằng họ đang họ đang bị đấy tới hướng phải cải đạo bởi những niềm tin tôn giáo cực đoan hơn. Và họ cảm thấy rằng nếu như các tôn giáo khác đang ngày càng trở nên cứng rắn hơn, thì họ cũng phải nên như vậy.

Alan Strathern là một nhà nghiên cứu về lịch sử tại trường Brasenose College, thuộc Đại học Oxford và là tác giả cuốn sách "Kingship and Conversion in Sixteenth-Century Sri Lanka: Portuguese Imperialism in a Buddhist Land" (tạm dịch "Vương triều và Cải đạo trong Thế kỷ 16 tại Sri Lanka: Chủ nghĩa Đế quốc Bồ Đào Nha ở miền đất Phật giáo").

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/05/130502_why_buddist_monks_attacking_muslims.shtml)

Bài đọc thêm:

LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO LỰC, KHỦNG BỐ
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHẬT GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI CÁC NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN HÃY CHẤM DỨT BẠO LỰC

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9205)
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 6990)
Ngày 16 tháng 5 vừa qua một trong số các nhà sư Phật giáo nổi tiếng nhất của Thái Lan, và cũng là một trong số các vị Thầy cuối cùng và khác thường của truyền thống "Tu Trong Rừng", là Luang Poh Koon vừa viên tịch.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 6493)
Khẳng định rằng bản thân thuộc về thế kỷ 20, một thế kỷ đã thuộc về quá khứ, ngài kêu gọi những người trẻ, những người thuộc về thế hệ của thế kỷ 21, hãy nỗ lực với tầm nhìn đúng đắn, với một cách tiếp cận thực tế, để tạo ra một kỷ nguyên của hòa bình và hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 10181)
Anaheim, CA, USA, ngày 5 tháng 7 năm 2015 - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giành trả lời phỏng vấn phóng viên Ann Curry hãng truyền thông KIP News. Ngài chia sẻ rằng ngày hôm nay ngài đã tihức giấc từ 1 giờ sáng để bắt đầu thiền định cầu nguyện. Chúc nguyện quý ngài một sinh nhật an lạc, cô phóng viên muốn biết thêm về tâm nguyện của ngài.
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 7020)
Chùm ảnh ngày đầu tiên của Hội Nghị Thượng Đỉnh Toàn Cầu về Từ Bi tại Trung tâm Honda Center và Hyatt Hoel ở Thành phố Anaheim California ngày 5 tháng 7 năm 2015
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5250)
Dallas, Texas, Hoa Kỳ, ngày 02 tháng 7 năm 2015 – Cùng với một loạt cuộc gặp mặt riêng, vào buổi sáng ngày mùng 2, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời phỏng vấn Edgardo Del Villar, biên tập viên kênh Telemundo, kênh truyền hình tiếng Tây Ban Nha lớn nhất tại Mỹ
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5885)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 04 tháng 4 năm 2015 - Sau khi trở về Tokyo từ Sapporo, chiều ngày 04, Đức Đạt Lai Lạt Ma được thỉnh mời đến chia sẻ với thính chúng tại hội trường Hiệp hội bác sĩ Nhật Bản, hơn 166 ngàn thành viên trên khắp cả nước cùng theo dõi trực tuyến.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 6206)
"Xin chào mừng quý vị”, ngài bắt đầu. "Đây là lần đầu tiên tôi có mặt nơi đây. Là con người, tất cả chúng ta đều mong hạnh phúc và đều có quyền được hạnh phúc. có sự khác biệt giữa mọi người về quốc tịch, đức tin, nền tảng gia đình, địa vị xã hội v.v… nhưng đó chỉ là mức độ thứ yếu, điều quan trọng hơn trên mức độ con người chúng ta đều giống nhau...