ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Dharamsala, Ấn Độ, ngày 22 Tháng Tư 2013 (bởi Muhammad Lila, ABC News) - Một báo cáo mới cho thấy viên chức chính quyền Myanmar đã đồng lõa trong việc làm sạch toàn bộ thị trấn Hồi giáo và làng mạc, nhà lãnh đạo Phật giáo hàng đầu thế giới đã có một thông điệp cho các tu sĩ Phật giáo bị buộc tội dẫn đầu trong các cuộc bạo lực. Hãy dừng lại. Trong một phát biểu gần đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma qua cuộc phỏng vấn độc quyền với ABC News từ hành dinh lưu vong ở Dharamsala, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên án công khai về bạo lực do giới Phật giáo lãnh đạo, dẫn đến hàng trăm người chết và hàng trăm ngàn người không nhà cửa. "Rất là buồn," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Tất cả các tôn giáo lớn đều dạy cho chúng ta thực hành hạnh yêu thương, lòng từ bi và tha thứ. Vì vậy, mỗi thành viên chân chính của các truyền thống tôn giáo khác nhau sẽ không cho phép bạo lực xảy ra và bắt nạt người khác." Khi được hỏi những gì Ngài sẽ nói nếu Ngài có thể nói chuyện trực tiếp với các tu sĩ Phật giáo ở Myanmar, những người bị cáo buộc cổ vũ theo để tấn công nhóm người thiểu số Hồi giáo của Myanmar, nhà lãnh đạo Tây Tạng đã đáp lời yêu cầu khẩn thiết. "Chúng ta là những người tôn giáo," Ngài cho biết, chỉ vào áo choàng màu nghệ của mình. "Đức Phật luôn luôn dạy chúng ta về sự tha thứ, khoan dung, và lòng từ bi". "Nếu từ một góc của tâm hồn bạn, một số cảm xúc làm cho bạn muốn đánh, hoặc muốn giết, lúc đó hãy nhớ đến những lời dạy của Đức Phật. Chúng ta là những môn đồ của Đức Phật." Không rõ tầm ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ như thế nào trong khu vực bạo lực của Myanmar (trước đây gọi là Miến Điện), nơi một báo cáo mới cáo buộc các nhà sư Phật giáo, các đặc vụ đảng phái chính trị, và người dân bình thường Myanmar có các hành vi bạo lực đối với các khu vực dân thiểu số Rohingya. Bản báo cáo của Human Rights Watch, cho thấy đã
có sự chuẩn bị trước các vụ
bạo lực ở quốc gia Đông Nam Á, bao gồm toàn
bộ các làng bị san bằng và các
xác chết của đàn ông, đàn bà và trẻ em bị chôn tập
thể, một số với bàn tay của họ bị buộc phía
sau lưng. Trong
một ngôi làng khác, 70 người, trong đó có 28 trẻ em, bị cáo buộc đã tấn công đến
chết. Bạo lực, bắt đầu vào mùa hè năm 2012 như một
loạt các vụ đụng độ nhỏ giữa người Phật giáo và người Hồi giáo ở miền trung Myanmar, đã lan
rộng đáng kể. Gần
như tất cả bạo lực đã được hướng về khối người dân tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, một dân tộc nhỏ đại diện cho
không quá 3 đến 5 phần trăm dân số của Myanmar. Hình ảnh vệ tinh gần đây của Human Rights
Watch cho thấy một quy mô rất lớn đã bị hủy diệt: Trong khoảng thời gian ba ngày trong
tháng 3, 2013 hơn 800 tòa nhà
trong một ngôi làng ở Miến Điện, chủ yếu là trong khu phố người
Rohingya, đã bị phá hủy hoàn toàn. Human Rights Watch tố cáo chính quyền Miến
Điện đã nhắm mắt làm ngơ,
và trong một số trường hợp họ tham gia vào bạo lực. HRW buộc tội chính phủ Miến Điện
đã “hệ thống hóa việc ngăn cản viện trợ nhân đạo” và "áp đặt chính sách phân biệt đối xử"
trên khối người thiểu
số Hồi giáo của mình, (HRW) cảnh báo về một
cuộc khủng hoảng nhân đạo nếu bạo lực không sớm kết thúc. "Chúng ta đang ở thế kỷ 21" Đức Đạt Lai Lạt Ma, 77 tuổi, cho biết. "Tất cả các vấn đề phải được giải quyết
thông qua đối thoại, thông qua nói chuyện. Việc sử dụng bạo lực đã lỗi thời, và không bao giờ giải quyết được
vấn đề." Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiết lộ rằng ngay từ đầu của bạo lực, Ngài đã nói chuyện trực tiếp với nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và người đoạt giải Nobel Aung San Suu Ski, yêu cầu bà ấy can thiệp để giúp dập tắt bạo lực. Suu Kyi đã bị chỉ trích gay gắt vì đã không
lên tiếng thay mặt cho Rohingyas, khi bà nói chuyện tại một hội nghị ở Nhật Bản vào tháng 4, bà nói: "chúng ta phải học để thích ứng với
những người có quan điểm khác nhau từ chúng ta," nói những lời lẽ
trên môi (dễ dàng), nhưng trong thực tế, quá ít và quá muộn. Ngày 26 tháng 4 năm 2013 Tịnh Thủy (Theo ABC News) Đọc thêm bài viết liên quan: ● LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN ● PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO LỰC, KHỦNG BỐ ● CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHẬT GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN ● CHIẾC GẬY TÔN GIÁO VÀ BÁNH XE DÂN CHỦ CỦA MIẾN ĐIỆN ______________________________________________________________________________ Dưới đây là một vài hình ảnh của AP phản ảnh nội dung bài viết trên: Muslims’ houses burning in the city of Meiktila, Myanmar, after attacks on March 21, 2013.
Trụ trì một tu viện ở Mandalay, Hoà thượng Ashin Wirathu (hàng trước, bên trái) dẫn đầu một cuộc biểu tình cho "tù nhân chính trị" trung thành "ủng hộ dân chủ" phong trào Aung San Suu Kyi vào tháng Ba năm 2012. Wirathu thường được mô tả như một "nhà sư hoạt động" và một "tù nhân chính trị", những người đã dành nhiều năm trong nhà tù. Trong thực tế, ông đã bị bắt vì vai trò của ông trong các cuộc đụng độ bạo lực bè phái trong năm 2003. Wirathua đang dẫn đầu các cuộc biểu tình chống người Rohingya.
|