Thống Kê Tôn Giáo Nam Bắc Triều Tiên

21 Tháng Mười 201300:00(Xem: 9634)

THỐNG KÊ TÔN GIÁO NAM BẮC TRIỀU TIÊN
Thích Vân Phong

phat_giao_han_quocHàn Quốc là một Quốc gia đảm bảo tự do tôn giáo. Tại Bản quốc này, tôn giáo tín ngưỡng và các hoạt động liên quan được tự do phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên gần đây tổng thống, Lee Myung-bak sau khi nhậm chức, ông đã bổ nhiệm một loạt các con chiên Tin lành vào những vị trí quan trọng trong văn phòng Tổng thống và Nội các. Lee Myung-bak còn đi xa hơn bằng cách cho thuộc hạ âm thầm loại bõ các danh mục về các tự viện Phật giáo, bao gồm những ngôi đại Già lam Cổ tự lớn lâu đời như Phật Quốc tự (Bulguksa), Bạch Dương Cổ Tự (Baekdangsa) và Phụng Ân Tự (Bongeunsa) ra khỏi các nguồn thông tin, bản đồ chính thức của Nhà nước; trong đó có các websites của các bộ như Bộ Địa ốc, Vận tải và Hàng hải; hệ thống chứa dữ kiện thông tin giáo dục địa lý do bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; trong khi đó họ lại liệt kê thêm những nhà thờ Tin lành dù nhỏ nhất. Ngay cả trên bản đồ về suối Thanh Khê Xuyên (Cheonggye Stream), nơi biểu tượng nhất của Trưởng lão Mục Sư Tin Lành Lee Myung-bak (Lý Minh Bác-이명박-李明博) khi còn là thị trưởng Seoul, tên các chùa cũng bị loại bõ. Sau một cuộc phản đối của Thiền phái Tào Khê (Jogye) hồi tháng 6 năm 2008, bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn, Yu In-chon (유인촌-柳仁村) cam kết sẽ sữa sai và nỗ nực chấm dứt việc kỳ thị tôn giáo của Chính phủ.

 Thông qua những câu truyện thần thoại và truyền thuyết, nguyên thủy tín ngưỡng của người Hàn xem Trời là vị thần tối cao, hai nhân vật tồn tại trên tất cả mọi đối tượng thiên nhiên. Hwan In và Hwan Woong, mang tính thần thánh xuất hiện trong truyện thần thoại Dangun về quá trình dựng nước của dân tộc Hàn chính là đối tượng Trời mà người Hàn cổ đề cập tới. Sau đó, tín ngưỡng cầu phúc sử dụng thần chú, pháp thuật trở nên phổ biến. Từ sau thời đại Tam Quốc (Năm thứ 1 trước Công nguyên đến năm 668 sau Công nguyên), Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo... được truyền bá vào Hàn Quốc và dần dần chuyển thành hệ thống tín ngưỡng mang hình thái cứu độ, lấy tư tưởng cầu phúc làm nền tảng. Trải qua các thời kỳ Tam Quốc, Shilla thống nhất và Koryo, đến khoảng cuối thế kỷ XII, Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính và Nho giáo phát triển thành hệ tư tưởng chính trị. Tuy nhiên, đến thời Chosun (1392-1910), Nho giáo bắt đầu hưng thịnh còn Phật giáo bị kìm hãm. Cuối thời Chosun, Cơ đốc giáo được truyền vào Hàn Quốc, các tín ngưỡng bản địa như đạo Cheondo, đạo Jeungsan... ra đời và tư tưởng tôn giáo lấy người dân làm trọng tâm ngày càng phát triển.

Hiện nay, Cơ đốc giáo và Phật giáo là các tôn giáo chủ yếu, các tôn giáo truyền thống như đạo Daejong, đạo Dangun, trở thành tôn giáo thiểu số trong khi đạo Shaman tiếp tục ăn sâu vào xã hội.

Thống kê Tôn giáo Hàn Quốc :

Tính đến năm 2005, Hàn Quốc có 24.970.000 người theo tôn giáo (theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia) chiếm 53,1% dân số.

 Phân bố cộng đồng tôn giáo tại Hàn Quốc.

Phân bổ tôn giáo

Số lượng

Tỷ lệ

Năm 1985

Năm 1995

Năm 2005

Năm 1985

Năm 1995

Năm 2005

Toàn bộ

40,419,652

44,553,710

47,041,434

Theo tôn giáo

17,203,296

22,597,824

24,970,766

42.6%

50.7%

53.1%

Phật giáo

8,059,624

10,321,012

10,726,463

46.8%

45.7%

43.0%

Tin lành

6,489,282

8,760,336

8,616,438

37.7%

38.8%

34.5%

Thiên chúa giáo

1,865,397

2,950,730

5,146,147

10.8%

13.1%

20.6%

Nho giáo

483,366

210,927

104,575

2.8%

0.9%

0.4%

Wonbul giáo

92,302

86,823

129,907

0.5%

0.4%

0.5%

Cheondo giáo

26,818

28,184

45,835

0.2%

0.1%

0.2%

Jeungsan giáo

0

62,056

34,550

0.0%

0.3%

0.1%

Daejong giáo

11,030

7,603

3,766

0.1%

0.0%

0.0%

Khác

175,477

170,153

163,085

1.0%

0.8%

0.7%

Không theo tôn giáo
Không rõ ràng

23,216,356

21,953,315

21,865,160

57.4%

49.3%

46.5%

0

2,571

205,508

0.0%

0.0%

0.4%

Truyền thống Khổng giáo đã thống trị ý nghĩ của người Triều Tiên, cùng với các đóng góp của Phật giáo, Đạo giáo và Shaman giáo. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ 20 Cơ Đốc giáo đã cạnh tranh với Phật giáo để trở thành một ảnh hưởng tôn giáo chính ở Nam Triều Tiên, trong khi đó hoạt động tôn giáo ở Bắc Triều Tiên bị hạn chế.

Trong suốt chiều dày lịch sử và nền văn hóa Hàn Quốc, bất chấp bị chia rẽ, ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống của Saman giáo Hàn Quốc, Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo vẫn là một tôn giáo cơ bản của người dân Hàn Quốc, đóng vai trò như một khía cạnh quan trọng trong nền văn hóa dân tộc. Tất cả các truyền thống này đã cùng tồn tại hòa bình từ hàng trăm năm trước đến nay bất kể xu hướng Âu hóa mạnh mẽ từ phương Tây của quá trình chuyển đổi truyền giáo Cơ Đốc ở miền Namhay áp lực từ chính phủ Cộng sản ở miền Bắc.

Bắc Triều Tiên là một nhà nước độc đảng theo xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh

đạo của Đảng Lao động Triều Tiên và theo thuyết Juche (Chủ thể).

Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Thiên Chúa giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử.

Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo.

Thống kê Tôn giáo Bắc Triều Tiên :

 

Dân số Bắt Triều Tiên : 24,05 triệu người (năm 2008).

 Bắc Triều Tiên rất dè dặt tôn giáo nên sự sinh hoạt tôn giáo rất hạn chế trên đất nước này. Số người chính thức theo tôn giáo ước tính không quá 30.000 người.

Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật được nhân dân sùng kính trong nhiều mặt đối với đời sống công cộng ở Bắc Triều Tiên, thường với những tuyên bố ngụ ý kiểu sùng kính tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo mọi kiểu bị hạn chế khắt khe bởi quan điểm vô thần của nhà nước, đặc biệt là Tin Lành, bị coi là có liên quan đến Hoa Kỳ, Thiên Chúa liên quan đến Vatican.

Triều Tiên có chung di sản Phật và Khổng giáo với Nam Triều Tiên trong lịch sử xa xưa và Thiên Chúa giáo cùng các phong trào Thiên Đạo giáo (천도교, Ch'ŏndogyo) gần đây. Bình Nhưỡng từng là trung tâm các hoạt động Thiên chúa giáo trước khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Hiện nay có hai nhà thờ được nhà nước phê chuẩn cho tồn tại. Thực tế, có 4 nhà thờ ngay tại Bình Nhưỡng : 2 nhà thờ Tin lành, 1 nhà thờ Thiên chúa giáo và 1 nhà thờ Chính thống giáo Nga. Con số tính toán thông thường cho rằng có khoảng 4.000 người theo Thiên Chúa giáo ở Bắc Triều Tiên, và khoảng 9.000 người theo Tin Lành, trong tổng dân số 24,05 triệu người (năm 2008). Các hoạt dộng Thiên Chúa Giáo và Tin Lành, do trái ngược với quan điểm chính trị của Đảng Lao Động, bị hạn chế nghiêm ngặt.

Theo một danh sách xếp hạng do tổ chức Ppen Doors ("Những Cánh Cửa Mở") đưa ra, Bắc Triều Tiên bị cho là một quốc gia khắt khe nhất đối với những người Thiên chúa giáo trên thế giới.

Ở bắc Hàn hiện có 60% dân chúng theo Phật giáo. Gần 400 ngôi chùa được tu bổ và hoạt động. Bản dịch Bộ Đại tạng Kinh ra tiếng Hàn ở thế kỷ 13 nay được in ấn phát hành rộng rãi thành gồm 25 cuốn. Trong khi ấy nhà nước bắc Hàn chỉ chính thức cho 2 thánh đường Protestant Pongsu Church của Tin Lành và Catholic Changchung Cathedral của Thiên Chúa giáo La Mã được hành lễ. Trong hiến pháp năm 1992 của bắc Hàn, điều 68 ghi “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và xây dựng nơi thờ phượng”; nhưng điều ấy còn qui định “Không ai được phép dùng tôn giáo như là phương tiện để đưa quyền lực ngoại bang vào đất nước, hay để hủy diệt trật tự xã hội và nhà nước. “ đủ cho thấy chính quyền bắc Hàn thừa biết quyền lực khuynh đảo của các tổ chức truyền giáo “Tin Lành” của Anh Mỹ, lịch sử Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa Thực dân tại Triều Tiên.

Theo thống kê số tín đồ các tôn giáo ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phân ra như sau :

Vô thần: 15.460.000 (64,3% dân số, phần lớn trong số đó là tín đồ của triết lý Juche (Chủ thể).

- Shaman giáo truyền thống: 3.846.000 tín đồ (16% dân số)

- Thanh Đạo giáo: 3.245.000 tín đồ (13,5% dân số)

- Phật giáo: 1.082.000 Phật tử (4,5% dân số)

- Thiên Chúa giáo: 406.000 tín hữu (1,7% dân số)

1,7% theo Kito Giáo ( Một số ít theo đạo Thiên Chúa Giáo và đạo Tin Lành, nhưng bị hạn chế nghiêm ngặt)

Thích Vân Phong tổng hợp

BÀI ĐỌC THÊM:

ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO HÀN QUỐC - Tuyết Lan sưu tầm và biên dịch


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5331)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5396)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5710)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5221)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5700)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5283)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5719)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 5013)
Đây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.